Công Nghệ Sinh Học Trong Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

Công Nghệ Sinh Học Trong Cách Mạng Công Nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 như một luồng gió mới giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, vươn mình ra thế giới. Cụ thể, các công nghệ 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đem đến cho các doanh nghiệp, tổ chức cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, một cách không tưởng. Vậy công nghệ 4.0 thực chất là gì? Đâu mới là công nghệ trụ cột của thời kỳ 4.0?vv… Thì những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Cách mạng công nghiệp 4.0 như một luồng gió mới giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, vươn mình ra thế giới. Cụ thể, các công nghệ 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đem đến cho các doanh nghiệp, tổ chức cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, một cách không tưởng. Vậy công nghệ 4.0 thực chất là gì? Đâu mới là công nghệ trụ cột của thời kỳ 4.0?vv… Thì những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ số, vật lý và sinh học, tạo ra những quá trình sản xuất hoàn toàn mới và có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.

Theo Wikipedia công nghiệp 4.0 là cách gọi khác của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghệ 4.0 cung cấp cho sản xuất tiếp cận liên kết và toàn diện hơn. Là sự kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, nhà cung cấp, đối tác, sản phẩm và con người.

Cách mạng công nghiệp 4.0 cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng là những gì công nghệ 4.0 mang lại.

Công nghiệp 4.0 giúp mọi thứ trở lên thông minh hơn từ nhà máy, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt hơn, hài lòng khách hàng hơn.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Internet of Things – Vạn vật kết nối

Internet of Things là thế giới vạn vật kết nối Internet hay mạng lưới thiết bị kết nối với Internet, trong đó mỗi vật, mỗi người đều có định dạng riêng và tất cả đều có thể trao đổi, truyền tải thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần sự tương tác trực tiếp người với máy tính hay giữa người với người. Vạn vật kết nối (IoT) phát triển dựa trên công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Hay nói một cách đơn giản hơn đó là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để từ đó thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Internet of Things – Vạn vật kết nối là gì?

IoT giúp hầu hết các ngành nghề hiện nay phát triển hơn từ giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,… nhờ sự kết nối linh hoạt của mạng lưới IoT. Một tác động tích cực qua đời sống, công việc thông qua nhiều ứng dụng:

Lợi ích của IoT cho doanh nghiệp phụ thuộc vào cách triển khai cụ thể. Đặc biệt là doanh nghiệp nên có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu hơn về các sản phẩm của chính họ bên cạnh hệ thống nội bộ của riêng họ và khả năng thay đổi lớn hơn.

Các nhà sản xuất đang tiến hành đưa các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm, để nó có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động. Việc này sẽ giúp các công ty phát hiện ra khi một thành phần có khả năng lỗi; và trao đổi nó trước khi nó gây ra thiệt hại. Các công ty cũng có thể sử dụng dữ liệu do các cảm biến này tạo ra để làm cho hệ thống và chuỗi cung ứng của họ hiệu quả hơn.

Lợi ích – Ứng dụng của Internet of Things

Internet vạn vật (IoT) hứa hẹn sẽ làm phương tiện của chúng ta thông minh hơn, dễ đo lường hơn và tốt hơn.

Có thể thấy các cảm biến có thể giúp con người hiểu được môi trường của chúng ta ồn ào hay ô nhiễm như thế nào. Thay đổi cách chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng.

Big data là tài sản thông tin với khối lượng dữ liệu cực lớn, phong phú, đa dạng với tốc độ cao, yêu cầu phải có công nghệ mới, để có thể xử lý nhanh và hiệu quả (tối ưu hóa được dữ liệu và khám phá được các yếu tố quan trọng ẩn dấu sâu trong dữ liệu). Từ đó, giúp đưa ra được các quyết định kịp thời và có hiệu quả.

Ra quyết định tốt hơn: Thúc đẩy quá trình ra quyết định, công ty xem xét xem xử lý dữ liệu trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào. Phân tích nhu cầu của khách hàng theo xu hướng thị trường,… giúp cho quá trình ra quyết định tốt hơn.

Tạo ra sự cải tiến tốt hơn: Big Data cho phép sự tự do để đạt được những điều không tưởng. Đồng thời giúp phân tích ý kiến khách hàng, cung cấp những thông tin về những gì họ đang thiếu và những điều cần lưu ý trước khi phát triển, đừa sản phẩm mới. Điều này sẽ giúp họ phát triển các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng.

Trong lĩnh vực giáo dục: Quản lý dữ liệu liên quan đến học sinh. Phân tích khả năng của một học sinh thông qua dữ liệu có sẵn giúp các giáo viên lên kế hoạch giảng dạy tốt hơn.

Big Data trong tối ưu giá sản phẩm: Big Data để tối ưu mức giá mà họ đưa ra cho khách hàng. Thông qua việc phân tích được giá mang lại lợi nhuận tối đa cho họ trong các viễn cảnh kinh doanh khác nhau.

Big Data trong công cụ đề xuất: Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn khi người ta có thể lựa chọn những thứ mình thích. Ví dụ: Trong việc mua sắm trực tuyến. Họ phân tích dữ liệu của mỗi khách từ đó đưa ra các đề xuất theo đó. Tất cả đều dựa trên các hành vi gần nhất của họ khi ghé thăm các nền tảng trước và các hoạt động thời gian thực của họ. Ngoài ra, các đề xuất được đưa ra dựa trên việc so sánh giữa các sản phẩm khách hàng đã tìm kiếm hay thường mua.

Big Data trong ứng dụng cứu sinh trong ngành y tế: Giúp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và chất lượng cho bệnh nhân dựa trên hồ sơ điện tử về sức khỏe của họ. Thông qua phân tích dữ liệu sẽ cho phép tìm ra cách chữa trị tốt với căn bệnh bằng cách nhận ra các kết nối không xác định và các mẫu ẩn

Big Data giúp nâng cao hệ thống ngân hàng kĩ thuật số, phát hiện các hoạt động gian lận và báo cáo cho các chuyên viên liên quan để đảm bảo an ninh cho ngân hàng.

Ngoài ra, Big Data giúp phân tích và xác định các địa điểm tập trung nhu cầu của khách hàng tiềm năng để đề xuất lập chi nhánh mới, dự đoán kinh phí trước

Big Data giúp đánh giá các triệu chứng và xác định nhiều bệnh ở giai đoạn đầu, lưu giữ các hồ sơ, lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả. Dự báo trước các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh nguy hiểm.

Xác định được hướng điều trị, giúp cải thiện quá trình chăm sóc sức khỏe. Theo dõi tình trạng bệnh nhân và gửi báo cáo, tình trạng sức khỏe cho các bác sĩ liên quan hay cần có mặt của bác sỹ.

Big Data sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường

Phân tích hành vi, sở thích, sự quan tâm của khách hàng, giúp cho nhà quản lý hiểu hơn về đối tượng khách hàng để cung cấp các sản phẩm theo đúng xu hướng và nhu cầu thị trường.

Giúp nhà quản lý xác định được sản phẩm nào đang được quan tâm nhiều nhất từ đó tối ưu thời gian hiển thị hay tự gửi mã ưu đãi cho những sản phẩm mà khách hàng bỏ vào giỏ hàng nhưng chưa mua.

Khi ứng dụng Big Data, doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing có thể xác định nhóm đối tượng mục tiêu trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, có thể cá nhân hóa mọi hoạt động tìm kiếm trên Google, Email Marketing, hiển thị quảng cáo phù hợp cũng như giúp tạo báo cáo chi tiết sau mỗi chiến dịch quảng cáo.

Bên cạnh đó Big Data còn ứng dụng trong các ngành bán lẻ, ngành công nghiệp, giáo dục đào tạo,….

Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng ta. Nó mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội mới đồng thời nó cũng mang lại vô vàn thách thức và khó khăn.

Có thể bạn quan tâm: Kinh doanh công nghệ 4.0 – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp

Trong đầu năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã ban hành Quyết định số 4774/QĐ-ĐHQGHN về việc ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu chuyên ngành Công nghệ kĩ thuật y sinh cho Trường Quốc tế. Như vậy, trong năm 2024, Trường sẽ tổ chức triển khai tuyển sinh ngành học mới – ngành học có nhiều triển vọng, ngành học liên ngành có gắn bó mật thiết với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thạc sĩ Công nghệ kĩ thuật y sinh là chương trình thuộc lĩnh vực đào tạo mới, có tính liên ngành, tích hợp với các ngành/ lĩnh vực đang đào tạo tại Trường Quốc tế để hoàn thành các vòng tròn và mô mình đào tạo. Chương trình được xây dựng dựa trên một chiến lược phát triển bền vững về nhân sự, cơ sở vật chất và hướng nghiên cứu thế mạnh của Trường, với nền tảng là các hướng nghiên cứu/nhóm nghiên cứu về y sinh, công nghệ thông tin và điện tử y sinh của Khoa Các khoa học ứng dụng và Trung tâm Y sinh và Sức khoẻ cộng đồng. Công nghệ kĩ thuật y sinh hiện nay là lĩnh vực có nhiều triển vọng, xu thế phát triển mạnh ở khu vực và trên thế giới cùng nhu cầu, cơ hội việc làm cao.

Chương trình được xây dựng và phát triển phù hợp cho các học viên tốt nghiệp đại học các ngành/ nhóm ngành về Kĩ thuật y sinh, Khoa học y sinh, Sinh học, Sinh học ứng dụng, sư phạm sinh học, các ngành thuộc nhóm Y học, các ngành thuộc nhóm Dược học, Kĩ thuật xét nghiệm y học, Kĩ thuật hình ảnh y học, Y sinh học thể dục thể thao, và ngành/nhóm ngành liên quan đến về Y – sinh – dược và Khoa học sự sống, công nghệ và kỹ thuật ứng dụng trong sức khoẻ …

Ba khối kiến thức của chương trình thạc sĩ Công nghệ kĩ thuật y sinh.

Thạc sĩ Công nghệ kĩ thuật y sinh trang bị cho người học ba khối kiến thức và kỹ năng: Y sinh học phân tử (tế bào gốc, di truyền y học..,), ứng dụng IT và AI/IoT trong sức khoẻ, và Điện tử y sinh. Những kiến thức và kỹ năng này giúp người học có lợi thế cạnh tranh cao trong qua trình xin việc cũng như phù hợp việc làm của thị trường lao động. Đội ngũ giảng viên giảng dạy trong chương trình là các chuyên gia/giảng viên cơ hữu chất lượng, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở nước ngoài về lĩnh vực Kĩ thuật y sinh và y sinh học phân tử, gồm 01 GS.TS, 01 PGS.TS, và 9 TS, trong đó có GS.TS Nguyễn Đức Thuận – cha đẻ của ngành Kĩ thuật y sinh ở Việt Nam. Tham gia giảng dạy còn có các chuyên gia, doanh nghiệp về Kĩ thuật y sinh và Sinh y học phân tử trong hệ sinh thái ĐHQGHN, các đối tác trong và ngoài nước như Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Viện Công nghệ Phacogen, Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền – GENTIS, Trường Đại học Quốc gia Thành Công Đài Loan (Trung Quốc). Học viên cũng có cơ hội được học tập và hướng dẫn nghiên cứu với các chuyên gia nước ngoài ở EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

GS.TS Nguyễn Đức Thuận – cha đẻ của ngành Kĩ thuật y sinh ở Việt Nam – sẽ tham gia giảng dạy trong chương trình.

Ngoài ra, chương trình thạc sĩ Công nghệ kĩ thuật y sinh được xây dựng, phát triển với các nhóm nghiên cứu liên quan đến sức khoẻ của Trường Quốc tế, trong đó có 02 nhóm trong 36 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN. Hàng năm, các nhóm này thực hiện khoảng 10 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, công bố khoảng 30 công trình WoS/Scopus và 10 sách/chương sách quốc tế uy tín liên quan đến sức khoẻ và y sinh.

Trường Quốc tế có môi trường học tập và nghiên cứu hội nhập, chuyên nghiệp, năng động. Trường cũng tự hào là đơn vị nằm trong top 03 các đang vị có năng lực nghiên cứu và công bố tốt nhất trong ĐHQGHN.

Tốt nghiệp chương trình, người học có nhiều cơ hội việc làm, thăng tiến trong sự nghiệp và đặc biệt cơ hội nhận học bổng trao đổi hoặc tiến sĩ sang học tập tại các trường đối tác của Trường Quốc tế về lĩnh vực Kỹ thuật y sinh, Công nghệ thông tin và AI ứng dụng trong sức khoẻ, Y sinh.