Tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh và thương mại. Việc nắm vững tiếng Anh chuyên ngành thương mại mang lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp của bạn, bất kể bạn đang bắt đầu hay muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực này.
Tiếng Anh không chỉ là một ngôn ngữ phổ biến trên toàn cầu, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh và thương mại. Việc nắm vững tiếng Anh chuyên ngành thương mại mang lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp của bạn, bất kể bạn đang bắt đầu hay muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, học tiếng Anh thương mại mang đến cho người lao động cơ hội việc làm phong phú tại các công ty, tổ chức về ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, các lĩnh vực có liên quan đến kinh doanh, thương mại tài chính. Hoặc bạn có thể tự do khởi nghiệp kinh doanh.
Dưới đây là một số nghề phổ biến mà bạn có thể quan tâm sau khi học tiếng Anh chuyên ngành thương mại:
Phụ trách tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại của công ty. Bạn sẽ cần sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thương mại để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, thương lượng giá cả, ký kết hợp đồng và chăm sóc khách hàng.
Không thể thiếu khi trả lời câu hỏi “học tiếng anh thương mại làm nghề gì?”, Chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ phụ trách quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, bao gồm xử lý đơn hàng, hải quan, vận chuyển, thanh toán và các vấn đề pháp lý liên quan. Bạn sẽ cần sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thương mại để giao tiếp với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan trong và ngoài nước.
Phụ trách chuyển đổi ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo hoặc các tài liệu liên quan đến kinh doanh. Cần bạn có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thương mại một cách thành thạo và chính xác.
Trong vai trò này, bạn sẽ gặp gỡ và làm việc với đối tác quốc tế. Tiếng Anh chuyên ngành thương mại là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo sự tin tưởng và thành công trong việc xây dựng các mối quan hệ kinh doanh quốc tế.
Ngành tài chính quốc tế đòi hỏi kiến thức vững chắc về tiếng Anh chuyên ngành thương mại để hiểu và đáp ứng các yêu cầu tài chính đa dạng từ các thị trường quốc tế.
Trong lĩnh vực marketing quốc tế, bạn cần sử dụng tiếng Anh thương mại để phân tích thị trường, nghiên cứu đối tượng khách hàng, và phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Cuối cùng trong danh sách câu trả lời về vấn đề “học tiếng anh thương mại làm nghề gì?”, Người quản lý dự án quốc tế đòi hỏi khả năng lãnh đạo và giao tiếp mạnh mẽ. Tiếng Anh chuyên ngành thương mại là khóa chì giúp bạn điều hành dự án thành công với đội ngũ đa quốc gia.
Mức lương của người làm việc có liên quan đến lĩnh vực tiếng Anh thương mại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, vị trí công việc, loại hình công ty và địa điểm làm việc…
Theo một số báo cáo thống kê, mức lương trung bình của người học ngành tiếng Anh thương mại tại Việt Nam dao động từ $800 – $1500 USD/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này có thể cao hơn nếu bạn có được ưu điểm cạnh tranh, như chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, kinh nghiệm làm việc quốc tế, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Học tiếng Anh thương mại không chỉ giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh, mà còn mở ra cánh cửa cho nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Việc đầu tư thời gian và nỗ lực để học tiếng Anh chuyên ngành thương mại sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia đáng tin cậy và có giá trị trong thị trường lao động quốc tế.
Khi đã câu trả lời chắc chắn cho vấn đề “học tiếng anh thương mại làm nghề gì?” hãy bắt đầu học tiếng Anh chuyên ngành thương mại ngay bây giờ! Lựa chọn giáo trình phù hợp với mục tiêu, trình độ, tận dụng các tài nguyên học tập có sẵn, đặc biệt là tìm kiếm cơ hội để trò chuyện cùng người bản xứ hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhiều nhất có thể.
Cuối cùng, hãy luôn cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Thế giới kinh doanh luôn biến đổi và phát triển, việc cập nhật kiến thức sẽ giúp bạn mở rộng tư duy, chinh phục thị trường lao động quốc tế và xây dựng một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi. Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Giáo viên, biên tập viên, biên phiên dịch hay copywriter là những ngành nghề phù hợp với bạn trẻ yêu thích Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, có không ít bạn trẻ trở nên lúng túng khi chưa tìm được hướng đi phù hợp cho mình. Bởi không phải ai cũng có thể nhận ra bản thân yêu thích lĩnh vực gì hay môn học nào. Thậm chí có nhiều bạn dù đã xác định đúng niềm đam mê, đánh giá đúng năng lực bản thân nhưng vẫn còn bỡ ngỡ, không có sự hình dung rõ ràng về nghề nghiệp tương lai.
Ở bài viết này, Kênh Tuyển Sinh sẽ gợi ý một số ngành nghề liên quan đến khối D, đặc biệt là Ngữ văn và Ngoại ngữ, nhằm giúp các bạn có định hướng cụ thể và đưa ra quyết định chọn nghề đúng đắn.
Nhìn chung những người giỏi Văn thường có khả năng truyền đạt tốt. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để trở thành giáo viên giỏi. Nếu bạn cũng yêu thích nghề giáo, muốn gắn bó lâu dài với sự nghiệp "trồng người", bạn có thể chọn học sư phạm.
Nghề giáo viên thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm
Các trường đại học sư phạm lớn trên cả nước: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, ĐH Sư phạm Huế, ĐH Sư phạm TP.HCM…
Dự kiến năm 2020, Bộ GD-ĐT có những thay đổi về trình độ chuẩn của giáo viên. Cụ thể:
- Giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng cử nhân đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
- Giảng viên dạy trình độ đại học cần có bằng thạc sĩ.
- Nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận văn tiến sĩ cần có bằng tiến sĩ trở lên.
Xem thêm: Điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn năm 2019
“Nghề báo” là từ dùng chung cho những công việc đưa tin chuyên nghiệp, phân theo các chuyên ngành: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử.
Yếu tố đầu tiên cần ở một người làm báo là khả năng viết lách, phân tích và tổng hợp thông tin. Đây là ngành nghề năng động, nhịp độ nhanh và nhiều căng thẳng. Các cử nhân ngành Báo chí có thể thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí, hãng tin, đài truyền hình, đài phát thanh.
Báo chí dần trở thành xu hướng chọn nghề của nhiều bạn trẻ giỏi Văn và Ngoại ngữ
Theo thống kê, nước ta có rất nhiều loại hình báo chí với hơn 700 cơ quan, hơn 300 kênh phát thanh và truyền hình phát sóng mỗi ngày. Điều này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi các bạn trẻ phải trau dồi kiến thức và kỹ năng thường xuyên.
Đặc biệt với những bạn giỏi ngoại ngữ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ có lợi thế rất lớn để làm báo. Vì ngoại ngữ là chìa khóa giúp một biên tập viên dễ dàng tiếp cận tri thức thế giới bên ngoài. Nếu giỏi tiếng Anh và biết thêm nhiều ngôn ngữ khác, bạn sẽ tự tin khi tác nghiệp tại các sự kiện quốc tế và có khả năng thẩm định, biên tập tốt các nguồn tin nước ngoài.
Hiện có 3 cơ sở đào tạo báo chí được biết đến rộng rãi nhất là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Biên dịch viên là người làm công việc chuyển văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Phiên dịch viên (thông dịch viên) là người dịch thuật các đoạn hội thoại trực tiếp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Biên phiên dịch là nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao
Nếu chỉ giỏi ngoại ngữ thôi vẫn chưa đủ, bạn phải thực sự am hiểu tiếng Việt để có thể chuyển ngữ một cách chính xác và cần có kiến thức rộng về các lĩnh vực được giao.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu cầu nhân lực cho ngành biên phiên dịch phục vụ công tác giao lưu, đối ngoại của các cơ quan, doanh nghiệp tăng đều mỗi năm. Vì vậy nghề này chưa bao giờ ngừng “hot”. Mức lương của người biên dịch viên (dịch viết), phiên dịch viên (dịch nói) thường cao hơn các ngành nghề khác thuộc nhóm khoa học xã hội. Ngoài tiếng Anh, các ngôn ngữ như Nhật, Hàn, Trung Quốc, Đức, Ý, Pháp cũng rất cần người có khả năng biên phiên dịch.
Để bắt đầu với nghề này, bạn có thể chọn học ngành Ngôn ngữ (chuyên ngành biên phiên dịch) thuộc các trường đại học trên cả nước. Một số trường tham khảo: ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP HCM...
Xem thêm: Điểm chuẩn Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM qua các năm
Những bạn trẻ yêu thích Ngữ văn, Ngoại ngữ và có khả năng biểu đạt ngôn ngữ tốt, đừng bỏ qua cơ hội trở thành một copywriter giỏi. Tuy nhiên, trong nhiều đợt tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng tại các trường THPT thuộc các tỉnh, khi các chuyên gia đề cập đến nghề copywriter thì có nhiều bạn học sinh còn cảm thấy lạ lẫm, chưa hình dung được đây là nghề gì. Ở Việt Nam, copywriter vốn được coi là chốn “kín cổng cao tường” đối với nhiều bạn trẻ. Thế nhưng ở nhiều nước phát triển, nó thường nằm trong top “most wanted” (nghề đáng mơ ước).
Copywriter là người làm công việc sử dụng ngôn từ để thể hiện ý tưởng quảng cáo, giới thiệu về một sản phẩm, một thương hiệu hay một công ty nào đó. Các sản phẩm của copywriter được thể hiện dưới dạng văn bản viết, nội dung trên internet, các ấn phẩm quảng cáo, thông cáo báo chí, kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, nội dung email và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp.
Người ta thường so sánh copywriter như những tay “thợ chữ” lành nghề cả tiếng Việt và một số ngoại ngữ khác, để đảm bảo cho việc biên dịch sang tiếng Việt được đủ ý, đủ “hồn” của từng câu chữ.
Nghề copywriter lớn mạnh cùng xu hướng của Marketing
Hiện tại chưa có trường nào đào tạo chính quy ngành copywriting. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu bằng cách học các ngành liên quan đến báo chí, văn học, ngoại ngữ tại các trường đào tạo khoa học xã hội nhân văn, hoặc học truyền thông, marketing tại các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế.
Nơi làm việc lý tưởng của một copywriter là các agency (công ty chuyên cung cấp dịch vụ truyền thông, marketing cho doanh nghiệp khách hàng). Tại các thành phố lớn, cơ hội việc làm cho nghề copywriter nói chung và SEO copywriter là khá cao.
SEO copywriter là những copywriter làm công việc biên tập, phát triển nội dung chủ yếu trên website, tuân theo các quy định chuẩn SEO nhằm tăng thứ hạng bài viết theo từ khóa, tạo uy tín cho website với các Search Engine (công cụ tìm kiếm). Trên thực tế, có rất nhiều bạn trẻ sau khi làm công việc SEO copywriter dần yêu thích và rẽ hướng trở thành SEOs chuyên nghiệp.
Tại TP.HCM, First Page là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp giải pháp tối ưu website trên các công cụ tìm kiếm (SEO), cung cấp dịch vụ Web Content, Web Design & Development, UIUX Audit/Recommendation, chủ quản website Kenhtuyensinh.vn (kênh thông tin giáo dục được nhiều người quan tâm).
Trải qua 12 năm hoạt động, First Page tự hào được nhiều thương hiệu danh tiếng tin chọn như một đối tác đắc lực.
Hiện công ty TNHH First Page đang chiêu mộ người tài, tìm kiếm các bạn trẻ tài năng, nhiệt huyết ứng tuyển vị trí Copywriter/Copywriter Intern.
Mô tả công việc: Viết bài chuẩn SEO, PR, Facebook và quản lý nội dung thuộc các dự án liên quan giáo dục, sức khỏe, tài chính, ô tô…
Yêu cầu công việc: Đội ngũ nhân sự First Page rất cần một thành viên mới có đam mê thực sự với nghề SEO/Copywriter, tự thấy mình có kỹ năng viết tốt và thái độ làm việc tích cực.
Chúng tôi không quan trọng bằng cấp, không đòi hỏi kinh nghiệm ở bạn. Tuy nhiên, nếu giỏi về ngoại ngữ, biết design cơ bản và thuộc các chuyên ngành phù hợp, bạn sẽ có lợi thế hơn những ứng viên khác.
Môi trường làm việc chuyên nghiệp, đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ khi cần. Nếu có năng lực và tâm huyết, bạn sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tất nhiên, các chế độ lương - thưởng sẽ tương xứng theo những gì bạn cống hiến, chế độ bảo hiểm tuân theo quy định nhà nước.
Đặc biệt, văn hóa First Page luôn tổ chức sinh nhật cho mỗi thành viên, tổ chức teambuilding hằng năm tại các địa điểm du lịch hấp dẫn.
Gửi CV (bắt buộc) và có thể kèm theo bất cứ điều gì để thể hiện bản thân về: [email protected] (Ms. Đào). Tiêu đề email ghi rõ: [Vị trí ứng tuyển]_[Họ và tên].
Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Hy vọng với những gợi ý trên, các bạn yêu thích Ngữ văn, Ngoại ngữ có thể tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân và đạt nhiều thành công trong tương lai.
Ai cũng biết ngoại ngữ là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc giao tiếp. Trong công việc, ngoại ngữ là một trợ thủ đắc lực để mở ra những cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy người giỏi ngoại ngữ nên làm nghề gì để có mức thu nhập tốt nhất?