Luật dân sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Luật dân sự có mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, đảm bảo sự công bằng và trật tự trong các giao dịch dân sự.
Luật dân sự là ngành luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Luật dân sự có mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, đảm bảo sự công bằng và trật tự trong các giao dịch dân sự.
Luật sư cần có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin rõ ràng, thuyết phục và hiệu quả trong quá trình tư vấn và làm việc với khách hàng, đối tác và các bên liên quan.
Khả năng nghiên cứu và phân tích các văn bản pháp luật, tiền lệ pháp lý và các quy định liên quan là yếu tố quan trọng giúp luật sư hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định pháp luật vào từng trường hợp cụ thể.
Luật sư cần có kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý chính xác, rõ ràng và đầy đủ để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Kỹ năng đàm phán giúp luật sư thương lượng với các bên liên quan để đạt được các thỏa thuận có lợi nhất cho khách hàng.
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Bộ luật Dân sự mới nhất là Bộ luật Dân sự 2015.
- Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự:
Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
+ Bộ luật Dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
+ Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
+ Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
+ Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
- Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự:
+ Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
+ Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.
Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.
Tư vấn luật dân sự: Là dịch vụ tư vấn, giải đáp vụ việc dân sự trực tuyến qua tổng đài 1900636387 của công ty Luật Long Phan PMT. Với tôn chỉ hoạt động là tư vấn pháp lý các vấn đề về thủ tục hành chính dân sự, khiếu nại, khởi kiện, tố tụng, tranh chấp dân sự giữa cá nhân/pháp nhân. Tư vấn pháp luật dân sự online sẽ hỗ trợ quý khách hàng xử lý vướng mắc đang gặp phải bởi đội ngũ luật sư giỏi tại văn phòng Công ty Luật Long Phan PMT. Với vốn kiến thức pháp luật sâu rộng, kinh nghiệm xử lý nhiều vụ việc thành công thì luật sư sẽ tư vấn cho quý khách những giải pháp tối ưu, phương thức giải quyết khó khăn trong thời gian nhanh nhất.
Luật sư tư vấn cho khách hàng về các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ trong các quan hệ dân sự, bao gồm hợp đồng, thừa kế, hôn nhân gia đình, bất động sản và các giao dịch tài sản khác.
Luật sư giúp khách hàng soạn thảo các hợp đồng, di chúc, văn bản chuyển nhượng tài sản, văn bản thỏa thuận và các tài liệu pháp lý khác để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Luật sư đại diện cho khách hàng trong các vụ tranh chấp dân sự tại tòa án, trọng tài hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp khác. Họ tham gia vào quá trình đàm phán, hòa giải, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước pháp luật.
Bộ luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó và có hiệu lực pháp lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, luật dân sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn triều hình luật (Hoàng Việt luật lệ). Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các bộ luật dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví dụ: ở Nam Kỳ thì bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936.[1] Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945,[1] do hoàn cảnh chiến tranh với người Pháp nên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các bộ luật dân sự này. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 97/SL để "sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật" nhằm sửa đổi một số điều trong các bộ dân luật cũ này. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959 tòa án tối cao ra chỉ thị số 772/TATC để "đình chỉ việc áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc".[2] Từ thời điểm đó trở đi, tại miền bắc Việt Nam thiếu hẳn bộ luật dân sự thực thụ. Một số mảng của luật dân sự được tách ra thành các luật khác như Luật hôn nhân và gia đình hay các văn bản pháp quy dưới luật như thông tư, chỉ thị, nghị định, pháp lệnh. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dân sự như thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ v.v. không được điều chỉnh trực tiếp. Các quy định về nghĩa vụ dân sự được quy định chủ yếu là các vấn đề về nhà ở, vàng bạc, kim khí quý và đá quý v.v. và nói chung mang nặng tính chất hành chính. Có thể liệt kê một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật Quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990),[3] Pháp lệnh về Hợp đồng dân sự (1991),[4] Pháp lệnh về nhà ở (1991)...[5] Tuy các pháp lệnh có nhiều nhưng đôi khi chồng chéo và mâu thuẫn với nhau nên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật Dân sự (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996).
Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 nhưng bộ luật này lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.
Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự mới.[6] Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006.
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự mới lần 2.[7] Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.
So với quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Dân sự 2015 có một số điểm mới đáng chú ý như:
Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi.
Bộ luật này cũng cho phép các bên được thỏa thuận lãi suất vay tài sản trong dân sự, nhưng tối đa không quá 20%/năm của khoản tiền vay. Bộ luật Dân sự 2005 quy định tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất nêu trên.
Bộ luật quy định thời hiệu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, thay vì 02 năm như quy định hiện hành.