Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca ra đời. Đây là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (bên cạnh lễ Vu lan và lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo).
Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca ra đời. Đây là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (bên cạnh lễ Vu lan và lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo).
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo (Sri Lanka) năm 1950, 26 nước thành viên thống nhất lấy ngày Phật đản quốc tế là rằm tháng 4 Âm lịch hằng năm.
Từ năm 1999, ngày Phật đản 15/4 đã được Liên Hợp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hợp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Tuy nhiên, sự kiện Phật đản thường được tổ chức trong nhiều ngày, trong đó có ngày chính lễ.
Lễ Phật đản 2024 là ngày nào Dương lịch?
Vậy lễ Phật đản 2024 là ngày nào Dương lịch? Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thời gian tổ chức lễ Phật đản năm 2024 bắt đầu từ ngày 1/4 đến 15/4 Âm lịch (tức 8/5 đến 22/5/2024), trong đó:
- Tuần lễ Phật đản năm 2024 diễn ra từ ngày 8/4 đến 15/4/ Âm lịch (tức ngày 15/5 đến 22/5/2024 Dương lịch).
- Chính lễ Phật đản là ngày 15/4 Âm lịch (tức 22/5 Dương lịch). Đây là ngày quan trọng để tưởng niệm và kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chủ đề chính của lễ Phật đản 2024 là hạnh phúc và toàn thiện với mục tiêu hướng đại chúng học theo lời dạy của đức Phật; thân tâm đều hướng thiện để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.
Phật đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Maylaysia, Miến Điện, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia...
Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng) và thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.
Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.
Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ.
Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một "hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát", của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.
Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen Yeon Deung Hoe rất lớn.
Dự lễ có nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng.
Về phía tỉnh Nghệ An có các đ/c: Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đại lễ Phật đản (kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh) đã được Liên hợp quốc tổ chức hàng năm, là lễ hội tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hoà bình cho nhân loại.
Đại lễ Phật đản năm 2023 cũng là dịp Phật giáo Việt Nam kỷ niệm 60 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963 - 2023). Đây là biểu tượng sáng ngời của tinh thần Bi, Trí, Dũng và tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam, trên con đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.
Với tinh thần đó, thông điệp của Đại lễ Phật Đản 2023 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra là: các tăng ni, phật tử ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn.
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An kêu gọi toàn thể tăng ni, phật tử Nghệ An ra sức tu học, nỗ lực hành trì giới luật, cùng noi theo công hạnh, sự nghiệp lớn lao của các bậc tiền nhân; Phấn đấu làm tốt sứ mạng hoằng dương chính pháp, đem giáo lý Phật đà thấm sâu vào đời sống nhân gian, đoàn kết hòa hợp thực hiện thành công các chương trình mục tiêu của Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ 3 đã đề ra, vì lợi ích của quê hương đất nước và sự nghiệp phụng sự nhân sinh.
Trao tặng lẵng hoa chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An và phát biểu tại Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2567 - Dương lịch năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh, Đại lễ Phật Đản là hoạt động, lễ hội văn hoá lớn, quan trọng của Đạo Phật trên toàn thế giới. Đây là dịp để các tín đồ, Phật tử hướng tâm, phát tâm theo Phật pháp; Cùng phát huy tinh thần đạo đức, tính nhân văn cao cả; sống “lợi đạo – ích đời”, “ban vui – cứu khổ”, để mang lại hoà bình cho nhân thế.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng ghi nhận những thành tựu, đóng góp của Phật giáo Nghệ An trong công tác trùng tu, xây dừng nhiều ngôi chùa, đảm bảo cơ sở vật chất để tăng ni, phật tử phụng sự Phật pháp, sinh hoạt tôn giáo; Hướng tăng ni, phật tử tỉnh nhà tham gia các phong trào thi đua yêu nước; Góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An luôn đồng hành cùng với các cấp uỷ, chính quyền; đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh theo đúng phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và tinh thần “Hộ quốc an dân” từ ngàn đời nay.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung mong muốn: Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An, các Đức chư tôn, tăng ni, đồng bào phật tử tỉnh nhà tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được; không ngừng củng cố khối đại đoàn kết trong nội bộ, đoàn kết các tôn giáo, dân tộc trong tỉnh để cùng nhau thực hiện mục tiêu xây dựng Nghệ An ngày một phát triển, sớm trở thành tỉnh khá như mong muốn sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đồng thời cam kết, các cấp uỷ, chính quyền của tỉnh sẽ tiếp tục dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động tôn giáo nói chung và Phật giáo Nghệ An nói riêng phát triển theo đúng tinh thần tôn trọng tự do tôn giáo.
Dịp này, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng ban tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2023 đã trao tặng 110 phần quà trị giá 110 triệu đồng cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Nam Anh, huyện Nam Đàn.
Ngay sau Đại lễ, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cùng các đại biểu, Đức chư tôn, tăng ni và phật tử đã thực hiện nghi lễ tắm Phật - một trong những nghi thức truyền thống Phật giáo để tỏ lòng tôn kính đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời này.
Cũng trong tối qua, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ an vị kim thân tượng Phật Thích Ca có chiều cao 5m và trọng lượng khoảng 25 tấn do các nghệ nhân ở làng nghề truyền thống điều khắc đá Non Nước - Ngũ Hành Sơn - TP Đà Nẵng chế tác. Đây là tượng Phật Thích Ca lớn nhất ở tại chùa Đại Tuệ đến thời điểm này.