Những Tác Phẩm Mỹ Thuật Nổi Tiếng

Những Tác Phẩm Mỹ Thuật Nổi Tiếng

Hội họa và cuộc sống luôn có sự tương quan và gắn liền với nhau. Hội họa phần nào chính là sự thể hiện lại của thời gian, của các miền ký ức với không gian đầy ắp sự thư thái, của hình ảnh đất nước, con người và tâm hồn dân tộc. Sự phát triển của Mỹ thuật hay hội họa nói riêng luôn đi kèm với lịch sử của đất nước. Trong thời kì dân tộc trải qua nhiều biến cố, mỹ thuật Việt Nam hiện đại (từ năm 1930 đến năm 1990) đã có những bước chuyển mình và sự phát triển vượt bậc.

Hội họa và cuộc sống luôn có sự tương quan và gắn liền với nhau. Hội họa phần nào chính là sự thể hiện lại của thời gian, của các miền ký ức với không gian đầy ắp sự thư thái, của hình ảnh đất nước, con người và tâm hồn dân tộc. Sự phát triển của Mỹ thuật hay hội họa nói riêng luôn đi kèm với lịch sử của đất nước. Trong thời kì dân tộc trải qua nhiều biến cố, mỹ thuật Việt Nam hiện đại (từ năm 1930 đến năm 1990) đã có những bước chuyển mình và sự phát triển vượt bậc.

Tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ

Tác phẩm sơn mài: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1956)

Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Sáng là sự kế thừa lối tạo hình của nghệ thuật phương Tây. Với thủ pháp hiện thực chắc khỏe, nhưng lại mang đậm tinh thần, màu sắc Việt. Bức tranh ra đời đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ. Như cổ động tinh thần quân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm được xem như bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam. Tác phẩm còn vẽ lại một góc nhỏ thời kì kháng chiến oanh liệt của nhân dân ta qua trận chiến lẫy lừng Điện Biên Phủ.

Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật tại đâu?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì Cục bản quyền tác giả là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật được nộp theo cách thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho Cục bản quyền tác giả.

Tranh sơn dầu Hai thiếu nữ và em bé

Tác phẩm sơn dầu: Hai thiếu nữ và em bé (1944)

Tác phẩm mang phong cách riêng biệt họa sĩ Tô Ngọc Vân đặc trưng của nền mỹ thuật Việt Nam Cận đại, đó là phong cách tạo hình phương Tây nhưng lại được hòa quyện trong một tinh thần phương Đông rõ nét. Bức tranh vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo dài tha thướt ngồi tâm sự ngoài hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng, cân bằng, êm ả. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm đã toát nên sự tinh tế trong biểu cảm hình ảnh phụ nữ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX.

II. Tác phẩm mỹ thuật có được bảo hộ quyền tác giả hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 113/2013/NĐ-CP thì tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục, bao gồm:

- Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

- Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác;

- Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

- Nghệ thuật sắp đặt và các hình thức nghệ thuật đương đại khác.

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2022 thì tác phẩm mỹ thuật là một trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả.

Bị mất giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật có được cấp lại hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì khi bị mất giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật thì sẽ được cấp lại.

“Điều 40. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

1. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp khi bản đã cấp bị mất hoặc rách nát, hư hỏng”.

Trên đây là nội dung tư vấn của NPLAW muốn gửi đến quý khách hàng. Mọi vướng mắc chưa rõ về đăng ký quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NPLAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Quyền tác giả của tác phẩm mỹ thuật bao gồm những quyền nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2022 thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

+ Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối;

+ Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

Các quyền trên do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện.

Cơ sở pháp lý: Điều 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2022.

Bức tranh về Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

Tác phẩm sơn mài: Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc (1980)

Năm 1952, họa sĩ Dương Bích Liên được cử đi vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc. Sau gần 30 năm, họa sĩ đã ghi chép và khắc họa nhiều tác phẩm có giá trị. Bức tranh được danh họa Dương Bích Liên sáng tác năm 1980Tranh vẽ Bác Hồ và con ngựa chuẩn bị qua suối. Bác Hồ trong trang phục giản dị áo nâu, túi vải, bình tĩnh chuẩn bị vượt qua dòng lũ cuộn chảy. Nếu như núi rừng có vẻ xao xác, dòng nước cuộn chảy. Thì con người lại hết sức ung dung, tự tại. Con người không phải gồng mình trước thiên nhiên, còn bình tĩnh vỗ về con ngựa.

Tác phẩm vẽ Thánh Gióng như biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, quật cường của dân tộc. Với ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật lập thể. Tác giả khai thác hoạ tiết dân tộc trên trống đồng Đông Sơn và các hoa văn đồ gốm, tạo nên bản sắc riêng. Tác phẩm của Nguyễn Tư Nghiêm có sự khúc chiết, kỹ thuật điêu luyện và giàu tính dân tộc. Tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.