Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.
Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.
Danh sách bài giải môn công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức. Các bài học được sắp xếp theo đúng trình tự chương trình sách giáo khoa. Trong mỗi bài đều được giải cụ thể, chi tiết từ câu hỏi khám phá đến câu hỏi luyện tập, vận dụng. Hi vọng, tech12h.com giúp bạn học tốt hơn môn công nghệ 10 kết nối tri thức.
Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
A. Kiến thức trọng tâm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam
1. Lịch sử hình thành, phát triển
- Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành
+ Những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là: Đội tự vệ công nông, Đội du kích Bắc Sơn, Trung đội cứu quốc quân,...
+ Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên tryền giải phóng quân được thành lập.
Đội Việt Nam giải phóng quân những ngày đầu thành lập
+ Tháng 4-1945, Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và lực lượng Cứu quốc quân
- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp
+ Ngày 22-5-1946, Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập. Từ năm 1950 đổi tên là Quân đội nhân dân Việt Nam
+ Quân đội nhân dân Việt Nam đã cùng toàn dân đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của quân đội Pháp lên chiến khu Việt Bắc (1947) và giành thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954), đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
- 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ: quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạng không ngừng, chiến đấu anh dũng, đánh bại các loại hình chiến tranh; kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975).
- 1975 – nay: Giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Quân đội nhân dân tiếp tục cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
+ Làm nòng cốt trong xây dựng quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Duyệt binh trong lễ kỉ kiệm 77 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
- Là đội quân cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc
- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân;
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng
- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau
- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.
- Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.
- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.
Lực lượng quân đội hỗ trợ nhân dân gặt lúa sau bão
3. Nét cơ bản của nghệ thuật quân sự
- Kết hợp sáng tạo nhiều cách đánh, nhiều hình thức đấu tranh
- Hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch để đánh địch.
II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam
1. Lịch sử hình thành, phát triển
- Từ 1930 – 1945: giai đoạn hình thành
+ Trước năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các Đội Tự vệ đỏ, Đội Tự vệ công nông, Ban Công tác đội, Đội Tự vệ cứu quốc, Đội Trinh sát, Đội Hộ lương diệt ác….
+ Ngày 19-8-1945, Công an nhân dân Việt Nam ra đời
Nhân viên Ty Cảnh sát Hà Nội biểu dương lực lượng trong ngày 2/9/1945
+ Ngày 21-02-1946, Việt Nam công an vụ ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng toàn quốc
- Từ 1948 – 1953: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp
+ Nha Công an Trung ương đổi tên thành Thứ bộ Công an, sau đó thành Bộ Công an vào năm 1953.
+ Công an nhân dân thực hiện đấu tranh chống phản động cách mạng và tội phạm trong vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp…
- Từ năm 1954 – 1975 giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ
+ Đấu tranh chống phản động cách mạng, tội phạm và chi viện cho miền Nam.
+ Làm thất bại âm mưu chia cắt đất nước lâu dài của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đơn vị Công an bảo vệ Thủ đô Hà Nội (năm 1961)
- Từ 1975 – nay: giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Bộ Công an và một phần Bộ Nội vụ hợp nhất thành Bộ Nội vụ Công an nhân dân. Từ năm 1998, Bộ Nội vụ đổi tên thành Bộ Công an.
+ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ: đấu tranh chống địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo; phòng, chống bạo loạn; Chống chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc; Đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội…
a. Bản chất: Công an nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam, chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khách quan.
- Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.
- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, bí mật, mưu trí, dũng cảm, cương khôn khéo, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ địch và bọn tội phạm.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ và năng lực công tác, tiếp thu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu.
- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chỉ nghĩa, chỉ tình
Chiến sĩ công an nhân dân giúp dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra
III. Lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ
1. Lịch sử hình thành, phát triển
- Từ 1935 – 1945: giai đoạn hình thành
+ Ngày 28-3-1935 trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.
+ Lực lượng Dân quân tự vệ và du kích đã cùng toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8-1945
Lực lượng tự vệ Hà Nội biểu dương lực lượng trong ngày 2/9/1945
- Từ 1945 – 1954: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Pháp
+ Lực lượng dân quân tự vệ và du kích phát triển rộng khắp cả nước và ngày càng lớn mạnh
+ Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang ba thứ quân, cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, góp phần giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Từ 1954 – 1975: giai đoạn phát triển trong kháng chiến chống Mĩ
+ Lực lượng Dân quân du kích hai miền Nam, Bắc kết hợp cùng Quân đội nhân dân cùng lực lượng vũ trang và toàn dân làm nên chiến thắng 30- 4 -1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Từ 1975 – nay: giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt trong việc:
+ Giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên tai và các sự cố khác
+ Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
+ Tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở.
Lực lượng dân quân tự vệ giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do mữa bão gây ra
+ Là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lí thống nhất, trực tiếp của chính phủ; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
+ Luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sự nghiệp cách mạng.
+ Chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm;
+ Lao động, học tập và công tác sáng tạo, hiệu quả.
B. Câu hỏi trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Câu 1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không bao gồm thành phần nào dưới đây?
Giải thích: Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 3 thành phần: Quân đội nhân dân; Công an nhân dân và Dân quân tự vệ (SGK - Trang 5)
Câu 2. Tổ chức nào dưới đây ra đời vào ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Giải thích: Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Hồ Chí Minh(SGK - Trang 5)
Câu 3. Tổ chức nào dưới đây được thành lập vào tháng 5/1945, dựa trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kì (tháng 4/1945)?
Giải thích: Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 15/5/1945, Việt Nam Giải phóng quân chính thức được thành lập. (SGK - Trang 6)
Câu 4. Ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống của
Giải thích: Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12 hằng năm (SGK - Trang 6)
Câu 5. Từ tháng 5/1964 đến năm 1950, quân đội Việt Nam mang tên là
D. Quân đội cách mạng Việt Nam.
Giải thích: Từ tháng 5/1964 đến năm 1950, quân đội Việt Nam mang tên là Quân đội Quốc gia Việt Nam (SGK – trang 6).
Câu 6. Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí nào?
Giải thích: Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy (SGK - Trang 6)
Câu 7. Từ năm 1950 đến nay, quân đội Việt Nam mang tên là
Giải thích: Từ năm 1950 đến nay, quân đội Việt Nam mang tên là Quân đội Nhân dân Việt Nam (SGK – Trang 6)
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn.
B. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
C. Trung thành vô hạn với Tổ Quốc, với Đảng, nhà nước và nhân dân.
D. Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
Giải thích: Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm:
- Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau.
- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.
- Sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.
- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.
Câu 9. Ngày 19/8 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào?
Giải thích: Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là Ngày 19/8 (SGK - Trang 7)
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?
A. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.
B. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân.
C. Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu.
D. Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Giải thích: Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam, gồm:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam.
- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.
- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.
- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;
- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.
Câu 11. Ngày 28/3 hằng năm là ngày truyền thống của lực lượng nào dưới đây?
Giải thích: Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là Ngày 28/3 (SGK - Trang 9)
Câu 12. Văn kiện nào dưới đây được Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua vào ngày 28/3/1935?
A. “Đề cương văn hóa Việt Nam”.
Giải thích: Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về đội tự vệ” (SGK - Trang 9)
Câu 13. Trong chiến tranh giải phóng, cách đánh nào của lực lượng Dân quân tự vệ đã trở thành di sản trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam?
Giải thích: Trong chiến tranh giải phóng, cánh đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam (SGK – trang 10)
Câu 14. Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đều mang bản chất cách mạng của giai cấp nào?
Giải thích: Lực lượng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân Việt Nam đều mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân (SGK – trang 10)
Câu 15. Theo quy định trong Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ của công dân nữ (trong thời bình) là
A. từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi.
B. từ đủ 20 tuổi đến hết 47 tuổi.
C. từ đủ 25 tuổi đến hết 50 tuổi.
D. từ đủ 20 tuổi đến hết 50 tuổi.
Giải thích: Khoản 1 Điều 8, Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình, như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về Quốc phòng và an ninh Việt Nam
Lý thuyết Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
Lý thuyết Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Lý thuyết Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
A. Kiến thức trọng tâm GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
I. Quy định của Pháp luật về phòng, chống ma túy
1. Quy định tại Luật Phòng, chống ma tuý
- Luật Phòng chống ma tuý gồm 8 chương 55 điều
- Nội dung: quy định về phòng, chống ma tuý, quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý, cai nghiện ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma tuý, quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.
a) Chất ma tuý, cây có chứa chất ma tuý và người nghiện ma tuý
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần, được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiệp đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiệp đối với người sử dụng.
- Cây có chứa chất ma tuý là cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa và các loại cây có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.
Cây thuốc phiện được trồng phổ biến tại các vùng cao
- Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
- Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
- Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- Hỗ trợ việc vận chuyển trái phép chất ma túy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển dụng cụ dùng để sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.
- Hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
- Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma tuý; cản trở người tham gia phòng, chống ma túy.
c) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma tuý
- Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật
- Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma tuý, tiền chất.
- Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn
- Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma tuý và việc trồng cây có chứa chất ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Chủ động phòng chống ma túy, bằng cách tăng cường các khẩu hiệu, pano, áp phích
2. Quy định tại một số văn bản khác
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Bộ luật này quy định các tội phạm về ma tuý tại Chương XX, gồm 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259
- Luật Xử lý vi phạm hành chính có phần thứ ba gồm 5 chương, 30 điều (từ Điều 89 đến Điều 118): quy định biện pháp xử lí hành chính vfe ma túy
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP3) có Điều 21 quy định hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống và kiểm soát ma tuý.
II. Tác hại của ma túy và hình thức, con đường gây nghiện ma túy
- Gây tổn hại về sức khoẻ thể chất: người nghiện ma túy dễ mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa; bệnh về hô hấp; bệnh về tuần hoàn; bệnh ngoài da; bệnh về hệ thần kinh…
- Gây tổn hại về tinh thần: người nghiện ma túy thường bị ảo giác, hoang tưởng, kích động, rối loạn về nhận thức…
Ma túy là con đường dẫn đến cái chết
- Gây tổn hại về kinh tế, hạnh phúc gia đình:
+ Người nghiện ma túy tiêu tốn tiền bạc, làm mất mát tài sản, thiệt hại về kinh tế
+ Người nghiện ma túy có xu hướng ngại tiếp xúc, dễ cáu gắt, gây gỗ dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ
- Lực lượng lao động của gia đình và xã hội bị suy giảm dẫn đến thu nhập quốc dân giảm chi phí dự phòng và chăm sóc y tế tăng.
- Tổn thất ngân sách Nhà nước do phải chi trả cho tại một cơ sở cai nghiện ma tuý công tác phòng, chống ma tuý
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bị suy giảm do các đối tác không ưu tiên những quốc gia có tỉ lệ người
c) Đối với an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
Thanh niên nam nữ tổ chức “tiệc ma túy” tại khách sạn
- Tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép gia tăng gây mất an ninh biên giới; phát sinh tội phạm rửa tiền ảnh hưởng đến thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của đất nước.
- Phát sinh một số loại tội phạm như trộm cắp, cướp giật tài sản, giết người, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, tổ chức sử dụng, chứa chấp người sử dụng trái phép chất ma tuý,...
- Phát sinh tệ nạn xã hội và những vấn đề xã hội phức tạp khác như cờ bạc, mại dâm, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng,...
2. Hình thức, con đường gây nghiện ma tuý
- Quá trình nghiện ma túy thường trải qua các giai đoạn”
- Quá trình nghiện ma tuý diễn ra nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào các yếu tố như: khả năng mẫn cảm với ma túy; đặc điểm tâm sinh lí của người sử dụng; loại chất, hình thức, tần suất, liều lượng sử dụng
- Học sinh nghiện ma tuý thường có các biểu hiện:
+ Tính cách thay đổi thất thường, dễ bị kích động
+ Cất giấu chất ma túy hoặc dụng cụ sử dụng chất ma túy
+ Quan hệ, tiếp xúc với những đối tượng xấu
Học sinh, sinh viên sử dụng chất kích thích, ma túy
b) Một số nguyên nhân dẫn tới nghiện ma tuý
- Hầu hết người bị nghiện ma tuý là do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, tò mò, thích chơi trội, thể hiện bản thân có lối sống buông thả, thực dụng, đua đòi, hưởng thụ, bản lĩnh kém, bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, lười lao động.
- Người bị nghiện ma tuý còn do công tác tuyên truyền về tác hại của ma tuý chưa thực sự phát huy tác dụng; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa hiệu quả
III. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy
- Nghiêm túc thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh do nhà trường học sinh cần làm và không tổ chức.
- Không vi phạm quy định về các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Phòng, chống ma tuý.
- Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý do nhà trường phối hợp với gia đình, cơ quan và chính quyền địa phương tổ chức, tuyệt đối không sử dụng chất ma tuý, dù chỉ một lần và dưới bất kì hình thức nào.
- Tham gia xét nghiệm chất ma tuý trong cơ thể do nhà trường phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức.
- Tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, cộng đồng nơi cư trú thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý, chủ động phát hiện, tố giác người thân và những người xung quanh có hành vi vi phạm phát về phòng, chống ma tuý.
Học sinh tích cực tham gia các cuộc thi về phòng chống ma túy
B. Câu hỏi trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy
Câu 1. Chất nào dưới đây không thuộc nhóm chất ma túy?
Giải thích: Thảo quả là một loại thảo mộc có vị cay nóng, mùi thơm, thường được sử dụng trong ẩm thực và làm thuốc chữa bệnh. Thảo quả không thuộc nhóm chất ma túy.
A. kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng.
B. ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới nghiện.
C. kích thích hoặc ức chế thần kinh, nảy sinh ảo giác nhưng không gây nghiện.
D. an thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, sử dụng nhiều có thể gây nghiện.
Giải thích: Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng (SGK – trang 16).
Câu 3. “Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
Giải thích: Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng (SGK – trang 16).
Câu 4. Hình ảnh dưới đây phản ánh chất ma túy nào?
Giải thích: Hình ảnh trên phản ánh về cây cần sa.
Câu 5. Tiền chất là hóa chất không thể thiếu trong quá trình
C. tàng trữ và vận chuyển ma túy.
D. tổ chức sử dụng chất ma túy.
Giải thích: Tiền chất là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, s ản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do chính phủ ban hành (SGK – trang 17).
Câu 6. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?
A. Sản xuất, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma tuý.
B. Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.
C. Vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
D. Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh.
Giải thích: Hành vi: Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý cho học sinh không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tác hại của ma túy đến bản thân người nghiện?
A. Hủy hoại đạo đức, nhân cách; làm tiêu tốn tài sản.
B. Bị ức chế thần kinh nhưng không lệ thuộc vào thuốc.
C. Bị tổn hại về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.
D. Không tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình.
Giải thích: Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện ma túy:
+ Tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần;
+ Có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật do không làm chủ được hành vi
Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tác hại của ma túy đến gia đình có người nghiện ma túy?
A. Gia đình hạnh phúc, mọi thành viên yêu thương nhau hơn.
B. Thường có xung đột, cãi vã; ảnh hưởng đến giống nòi.
C. Người thân luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm.
D. Làm tiêu tốn tài sản gia đình.
Giải thích: Tác hại của ma túy đối với gia đình người nghiện ma túy:
+ Làm tiêu tốn tài sản gia đình
+ Người thân trong gia đình luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm vì có người nghiện;
+ Thường có xung đột, cãi vã, đánh chửi, ảnh hưởng đến giống nòi,...
Câu 9. Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?
A. Gia tăng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm…
B. Tăng chi phí cho công tác phòng, chống ma túy.
C. Giảm số lượng và chất lượng nguồn lao động.
D. Suy giảm số người bị lây nhiễm HIV/AIDS.
Giải thích: Tác hại của ma túy đối với trật tự an toàn xã hội:
+ Người nghiện ma tuý có thể gây nên các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp của, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, giết người…
+ Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS
+ Gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm,...
- Tăng chi phí cho công tác phòng, chống ma túy và suy giảm số lượng, chất lượng nguồn lao động là tác hại của ma túy đối với nền kinh tế.
Câu 10. Người nghiện ma túy thường
A. chăm chỉ lao động, luôn phấn chấn, vui tươi.
B. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.
C. rất khó từ bỏ ma túy và dễ bị tái nghiện.
D. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình.
Giải thích: Người nghiện ma túy thường bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma túy và dễ bị tái nghiện ma túy.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về con đường dẫn đến tình trạng nghiện ma túy?
A. Bản thân người nghiện chủ động tìm đến với ma túy.
B. Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma túy.
C. Ma túy là một loại thuốc được kê đơn để bồi bổ cơ thể.
D. Người nghiện ma túy muốn thể hiện bản thân với bạn bè.
Giải thích: Các con đường gây nghiện ma tuý
+ Bản thân chủ động tìm đến với ma tuý và sử dụng những chất này.
+ Do tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma tuý.
+ Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cải tôi với bạn bè xung quanh.
+ Bị bạn bè lôi kéo, xúi giục, kích động sử dụng chất ma tuý.
+ Bị các đối tượng khác cưỡng bức sử dụng chất ma tuý…
Câu 12. Học sinh cần chú ý điều gì để không đi vào con đường nghiện ma túy?
A. Từ chối lời mời của người khác về sử dụng chất ma túy.
B. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.
C. Vô tư sử dụng các đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
D. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.
Giải thích: Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý:
- Tuyệt đối không được dùng thử các chất ma túy.
- Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
- Từ chối lời mời, rủ rê của người khác về việc sử dụng chất ma túy.
- Quyết tâm cai nghiện ma túy khi mắc nghiện.
Câu 13. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy?
A. Tuyệt đối che dấu thông tin để bảo vệ người thân, bạn bè.
B. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.
C. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.
D. Đề nghị bạn/ người thân cho mình sử dụng thử một lần để biết cảm giác.
Giải thích: Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy, em nên nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất, để lực lượng chức năng kịp thời có biện pháp xử lí.
Câu 14. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi tình nghi hoặc phát hiện hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy?
A. Lập tức hô hoán để mọi người xung quanh vây bắt các đối tượng.
B. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.
C. Nhanh chóng, bí mật báo cáo thông tin tới cơ quan công an gần nhất.
D. Trực tiếp vây bắt các đối tượng để bàn giao lại cho cơ quan công an.
- Khi tình nghi hoặc phát hiện hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, em nên: nhanh chóng, bí mật báo cáo thông tin tới cơ quan công an gần nhất.
- Các đối tượng tội phạm ma túy rất liều lĩnh, manh động, do đó, em không nên lựa chọn hành động: lập tức hô hoán hoặc trực tiếp vây bắt… vì hành động đó có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Câu 15. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Sau một chuyến đi du lịch ở tỉnh Hà Giang, anh trai P có đem về gieo trồng một giống cây lạ trong vườn và chăm sóc sất cẩn thận. Em trai của P (là bạn T) rất tò mò, muốn biết anh P trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi, nhưng anh P không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, T đã lên internet tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây thuốc phiện – một loại cây có chứa chất gây nghiện, bị pháp luật nghiêm cấm trồng.
T khuyên anh không nên trồng loại cây đó và cần tới cơ quan công an để đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật. Anh P rất tức giận và cho rằng T “không hiểu chuyện”, đồng thời cấm T được “bép xép” chuyện này với ai. Không khuyên nhủ được anh trai, T đã tâm sự với bố mẹ và bí mật báo cáo thông tin tới cơ quan công an của xã.
Theo em, trong tình huống trên, những nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?
Giải thích: Trong trường hợp trên: anh trai P đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy vì đã trồng cây thuốc phiện - đây là một loại cây có chứa chất gây nghiện.
Câu 16. Ông K vô tình phát hiện con trai mình là anh M có hành vi tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, vì “thương con”, không muốn con trai vướng vào vòng lao lí, nên ông K đã bao che, không tố giác hành vi của anh M.
Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?
Giải thích: Trong tình huống trên:
+ Anh M vi phạm pháp luật vì đã có hành vi tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy
+ Ông K cũng vi phạm pháp luật vì đã bao che, không tố giác hành vi vi phạm của con trai.
Câu 17. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Ông S mở cửa hàng tạp hóa nhưng lợi dụng để bán cả ma túy. Thấy G đang là học sinh THPT, lại ham chơi, hay bỏ học nên ông S đã dụ dỗ G sử dụng chất ma túy. Sau khi thấy G nghiện, ông S đã ép buộc G phải đi vận chuyển ma túy giúp ông ta.
N là bạn thân của G, thấy G có nhiều biểu hiện lạ, giống với người nghiện ma túy, N đã bí mật theo dõi G. Sau khi phát hiện sự việc, N đã nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan công an.
Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?
Giải thích: Trong trường hợp trên, bạn N không vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy. Ông S và bạn G đều vi phạm pháp luật vì đã: tàng trữ, sử dụng, mua bán và vận chuyển trái phép chất ma túy.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
Lý thuyết Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Lý thuyết Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Lý thuyết Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
Lý thuyết Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng