Thợ Cơ Khí Làm Gì

Thợ Cơ Khí Làm Gì

We use cookies and other technologies on this website to enhance your user experience. Read more

We use cookies and other technologies on this website to enhance your user experience. Read more

Nghề thợ cơ khí áp lực – Học nghề và làm việc

Thợ cơ khí áp lực sản xuất các bộ phận kim loại đòi hỏi tính chính xác cao của các sản phẩn kỹ thuật, chẳng hạn các đầu nối, bánh răng, động cơ… Họ cài đặt máy máy tiện, máy phay, máy mài và sửa đổi các chương trình máy CNC.

Sau đó họ lắp ráp các bộ phận kim loại vào máy, sắp xếp và thiết lập quá trình làm việc. Họ kiểm tra kích thước và chất lượng bề mặt phôi có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật không. Trong trường hợp trục trặc, họ sử dụng các phương pháp khác nhau để tìm ra nguyên nhân và giải quyết. Ngoài ra, thợ cơ khí áp lực còn đảm nhiệm việc bảo trì hoặc kiểm tra máy.

Thợ cơ khí áp lực làm việc ở đâu?

Thợ cơ khí áp lực làm việc trong các xưởng máy về các lĩnh vực:

– Trong xây dựng sử dụng vật liệu thép hoặc kim loại nhẹ

Thợ cơ khí áp lực là một trong những ngành được nhiều nhà tuyển dụng “săn đón”

Điều kiện để học nghề thợ cơ khí áp lực

– Cẩn thận (ví dụ khi sử dụng máy cắt)

– Khéo léo, kết hợp tốt mắt nhìn – tay làm (ví dụ khi tiện, phay, mài kim loại)

– Quan sát tốt (ví dụ khi theo dõi quá trình gia công)

– Có kiến thức về kỹ thuật (ví dụ khi điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị)

– Có thể lực tốt (ví dụ khi mang vác các thiết bị nặng)

Học thợ cơ khí áp lực phải học những môn nào?

– Vật lý (ví dụ khi đánh giá quy trình sản xuất và tính chất vật liệu)

– Kỹ thuật (ví dụ khi chế tạo linh kiện, đọc bản vẽ kỹ thuật)

– Toán (ví dụ khi xác định, điều chỉnh giá trị máy trong quá trình thi công)

Thu nhập trong khi học nghề thợ cơ khí áp lực

Trợ cấp hàng tháng dành cho học viên đang theo học ngành thợ cơ khí áp lực:

– Năm 1: 400 – 787 Euro (đối với thủ công nghệp), 936 – 1010 Euro (đối với ngành công nghiệp)

– Năm 2: 450 – 830 Euro (thủ công nghiệp), 987 – 1057 Euro (công nghiệp)

– Năm 3: 490 – 902 Euro (thủ công nghiệp), 1056 – 1150 Euro (công nghiệp)

– Năm 4: 535 – 957 Euro (thủ công nghiệp), 1094 – 1212 Euro (công nghiệp)

Thu nhập sau khi tốt nghiệp của ngành cơ khí áp lực

Mức thu nhập của người làm trong ngành này sau khi tốt nghiệp còn phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm, nơi làm việc, lĩnh vực… Mức thu nhập trung bình của một thợ cơ khí áp lực vào khoảng 1400 – 2900 Euro (trước thuế).

Hình ảnh gia công ống thép trong xưởng tại CHLB Đức

Chương trình đào tạo nghề thợ cơ khí áp lực

Trong thời gian học nghề thợ cơ khí áp lực, học viên sẽ luân phiên học tại nhà máy và trường nghề. Tại nhà máy học viên được làm quen với khía cạnh thực tế của ngành cơ khí áp lực và sẽ được bắt tay làm những nhiệm vụ đầu tiên. Tại trường dạy nghề, học viên sẽ học kiến thức nền cũng như lý thuyết cần thiết. Trong quá trình học, học viên phải ghi lại công việc và nhiệm vụ hàng ngày của mình. Giáo viên hướng dẫn sẽ kiểm tra và dựa vào đó để quản lý và sắp xếp.

Học viên sẽ phải hoàn thành phần 1 của kỳ thi tốt nghiệp trong năm học thứ 2. Phần thi này gồm thực hành, thi nói và viết. Trước khi tốt nghiệp sẽ diễn ra phần 2 của kỳ thi tốt nghiệp, gồm 3 bài thi viết và 1 bài thi thực hành. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ chính thức trở thành một thợ cơ khí áp lực được nhà nước công nhận.

Đầu tiên chúng tôi thay đồng phục làm việc: áo phông có logo của nhà máy, quần và giày bảo hộ. Sau đó, tùy vào việc chúng tôi làm việc với máy nào mà mang bảo vệ tai và kính bảo hộ cho phù hợp, bởi đôi khi máy sẽ rất ồn.

Thay đồ xong, chúng tôi trao đổi với người hướng dẫn xem công việc hôm nay là gì và kế hoạch thế nào. Nhiệm vụ hôm nay: cắt một tấm nhôm theo đúng kích cỡ và kẹp bằng động cơ xoay. Buổi chiều chúng tôi sẽ hoàn thành nốt phần quay.

Người hướng dẫn giao cho chúng tôi những tài liệu quan trọng, chẳng hạn như bản vẽ kĩ thuật. Chúng tôi bàn bạc với nhau: trước tiên phải xác định đường viền của tấm nhôm, sau đó khoan các lỗ và tạo một rãnh cong. Chúng tôi cần có các số liệu tương ứng để nhập vào máy phay và xác định khoảng cách giữa các lỗ và gờ.

Sau đó chúng tôi có 15 phút nghỉ ăn sáng

10:00 – 11:30: Lắp đăt máy phay

Chúng tôi cần các dụng cụ như dao phay, lưỡi cắt và khoan, và kẹp chúng bằng máy phay giống như một bộ phận của máy. Tiếp theo là cài đặt chương trình cho máy. Trong máy tính có lưu trữ nhiệm vụ của từng công cụ.

Trước khi vận hành, một quá trình mô phỏng sẽ diễn ra trên máy tính. Nếu tất cả đều chính xác, máy sẽ bắt đầu làm việc. Sau khi hoàn tất ta phải ta phải tắt máy và chúng tôi dùng giũa mài những cạnh sắc.

11:30 – 12:45: Cắt vật liệu thô

Đây là một bài tập nhỏ của chúng tôi. Học viên học nghề như chúng tôi sẽ phải tự làm những bài tập thế này và đến cuối kì sẽ có bài kiểm tra cá nhân.

Những nguyên liệu cần thiết đều có trong kho. Tôi tìm được trục thép và trước khi bắt đầu tôi phải cắt cho phù hợp.

Cắt xong tôi được nghỉ trưa 30 phút.

Giờ chúng tôi cần máy khoan, máy tiện để khoan và gia công. Tiện sẽ loại bỏ một phần lớn bề mặt vật liệu, sau đó gia công sẽ làm nhẵn bề mặt. Với loại máy này ta có thể thay đến 12 loại dụng cụ khác nhau. Chúng tôi lập trình sẵn để máy yêu cầu dụng cụ tiếp theo mà nó cần.

Cuối cùng chúng tôi dùng thức đo để kiểm tra lại trục và ghi lại số liệu.

13:15 – 15:00: Dùng thước đo để kiểm tra lại

Ở bước cuối này luôn có nhiều việc phải làm. Máy chạy tự động vì thế luôn phải được bổ sung vật liệu như thanh nhôm hay thanh kim loại. Các bộ phận sau khi hoàn thành phải được sắp xếp vào các hộp lưới và xếp chồng lên nhau. Trước đó tôi sử dụng thước đo để kiểm tra ngẫu nhiên xem tất cả các kích thước bề mặt và đường viền có chính xác không.

Công việc của chúng tôi kết thúc lúc 15:00.

Thẻ:berlin, chlb đức, cơ khí chlb đức, Du học CHLB Đức, Du học đại học CHLB Đức, du học nghề, duhocduc, duhocnghe, Điều kiện tham gia du học nghề Đức, món ăn Đức, Những điều thú vị, phong tục nước đức, Quy trình du học CHLB Đức, thanh cúc education, thanhcuceducation, thợ cơ khí, tiễn học sinh, visa du học đức

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.