Tình Hình Người Nước Ngoài Phạm Tội Tại Việt Nam

Tình Hình Người Nước Ngoài Phạm Tội Tại Việt Nam

(ANTV) - Những năm gần đây, người nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều, nhập cảnh bằng nhiều hình thức và mục đích khác nhau, cơ bản hoạt động đúng mục đích nhập cảnh, chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng Công an Việt Nam đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có yếu tố nước ngoài đã cho thấy việc người ngoại quốc vi phạm ANTT tại Việt Nam đang có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị.

(ANTV) - Những năm gần đây, người nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều, nhập cảnh bằng nhiều hình thức và mục đích khác nhau, cơ bản hoạt động đúng mục đích nhập cảnh, chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng Công an Việt Nam đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có yếu tố nước ngoài đã cho thấy việc người ngoại quốc vi phạm ANTT tại Việt Nam đang có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị.

Các trường hợp được miễn thị thực cho người nước ngoài

Lưu ý: Người lao động nước ngoài cần chú ý rằng các hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh, nhằm tránh các rủi ro có thể gây gián đoạn cho quá trình làm việc tại Việt Nam. Thời hạn của thị thực được cấp sẽ phụ thuộc vào mục đích nhập cảnh và hồ sơ của người xin cấp thị thực.

Thu nhập thuế toàn cầu từ tiền lương và tiền công của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam?

Khi có tư cách cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam trong một năm dương lịch, người nước ngoài phải kê khai và quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc trên toàn cầu. Mức thuế và thuế suất áp dụng cho người cư trú và người không cư trú là hoàn toàn khác nhau.

THẺ THƯỜNG TRÚ (PERMANENT RESIDENCE CARD – PRC)

Thẻ thường trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài được phép cư trú dài hạn tại Việt Nam và hiệu lực dài hơn thị thực. Điều kiện và các hồ sơ xin cấp thẻ thường trú cho lao động nước ngoài tại Việt Nam thường khá phức tạp, tùy từng trường hợp.

QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Chúng tôi hỗ trợ quản trị quan hệ lao động tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của luật pháp và quy định địa phương.

Nên làm gì nếu che dấu người nước ngoài quá hạn visa?

Với các doanh nghiệp, tổ chức không quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng lao động người nước ngoài làm việc. Khi cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện ra người nước ngoài hết hạn visa thì sẽ phải chấp hành hình thức xử phạt của cơ quan chức năng và có trách nhiệm hỗ trợ lao động người nước ngoài giải trình lý do quá hạn, cung cấp các giấy tờ cần thiết để người nước ngoài có thể xin gia hạn thị thực của mình trong thời gian sớm nhất.

Để tránh rắc rối không mong muốn, những biện pháp sau đây sẽ hữu ích:

Với các trường hợp quá hạn thị thực quá lâu, chúng tôi hỗ trợ khách hàng xử lý đóng phạt, giảm thiểu mức phạt, nhanh chóng tháo gỡ quá hạn, xin visa Việt Nam xuất cảnh hợp pháp và nhập cảnh sau này.

Greencanal luôn sẵn sàng trợ giúp theo số điện thoại 0904 895 228, ngay cả ngoài giờ làm việc, giờ hành chính (08:00 – 17:30), giúp khách hàng đưa ra phương án tối ưu nhất để có thể tiếp tục ở lại Việt Nam, đến Campuchia, Singapore hợp lệ và nhanh chóng quay trở lại với visa mới đúng với mục đích nhập cảnh mong muốn.

Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế, visa và các thủ tục hành chính khác. Tuy nhiên, người lao động nước ngoài cũng phải đáp ứng được các hồ sơ và tuân theo các thủ tục tuân thủ để phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn.

THỦ TỤC TUÂN THỦ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thị thực là loại giấy tờ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Thị thực có thể được cấp một lần hoặc nhiều lần, và mục đích xin cấp thị thực không được thay đổi. Thị thực được gắn vào hộ chiếu hoặc có thể được cấp rời, thông qua giao dịch điện tử hoặc theo danh sách phương thức cấp thị thực được cung cấp bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Tại Việt Nam, thị thực nhập cảnh có đa dạng hình thức với các ký hiệu và thời gian khác nhau. Trong số đó, có 05 hình thức thị thực phổ biến nhất với các ký hiệu và thời hạn khác nhau, bao gồm:

Người nước ngoài phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu họ có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề được cấp tại Việt Nam, và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn ít nhất một năm với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

2. Người lao động nước ngoài sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này nếu:

Quy định xử phạt tội che dấu người nước ngoài quá hạn visa

Trong Điều 18 của nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ có nêu rõ hình thức xử phạt hành chính áp dụng cho các cơ sở lưu trú hoặc tổ chức/doanh nghiệp, cá nhân che dấu hoặc sử dụng lao động người nước ngoài quá hạn visa như sau:

Như vậy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân che dấu người nước ngoài quá hạn visa đều vi phạm luật pháp của Chính phủ Việt Nam và phải chịu hình phạt tương ứng nếu hành vi của người nước ngoài đó ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.

THẺ TẠM TRÚ (TEMPORARY RESIDENCE CARD-TRC)

Thẻ tạm trú là loại thị thực nhiều lần có thời hạn từ 2 đến 5 năm, được cấp cho người nước ngoài muốn cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, thẻ tạm trú có thể được cấp với thời hạn và yêu cầu về giấy tờ khác nhau.

Dịch vụ thư ký của chúng tôi mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cao hơn cho công việc và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:

VIVA BUSINESS CONSULTING là nhà tư vấn hoàn toàn khác biệt nhờ sự kết hợp giữa lợi thế chuyên môn địa phương mạnh mẽ với kinh nghiệm phục vụ các doanh nghiệp toàn cầu tại Việt Nam, các nhà đầu tư và chuyên gia nước ngoài lựa chọn VIVA là một giải pháp toàn diện cho các thủ tục kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi tồn tại gần 20 năm qua là nhờ sự hài lòng và ủng hộ của hằng ngàn khách hàng trung thành và đội ngũ chuyên gia thạo nghề bậc nhất. Sức mạnh nội tại bền bỉ của VIVA là minh chứng cho năng lực chuyên nghiệp và vượt trội của chúng tôi.

Tính tới 20/12/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu: Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt gần 276,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 274,1 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ, chiếm 73,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 234,7 tỷ USD, tăng 7,4 % so cùng kỳ và chiếm 65,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong năm 2022, khu vực ĐTNN xuất siêu 41,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 39,5 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 30,8 tỷ USD.

Tính đến 20/12/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt gần 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ. Cụ thể:

Vốn đăng ký mới: Có 2.036 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng 17,1% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12,45 tỷ USD (giảm 18,4% so với cùng kỳ).

Vốn điều chỉnh: Có 1.107 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 12,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 10,12 tỷ USD (tăng 12,2% so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 3.566 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 6,1% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 5,15 tỷ USD (giảm 25,2% so với cùng kỳ).

Cơ cấu ĐTNN năm 2022 theo tháng và theo thành phần vốn đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,26 tỷ USD và gần 1,29 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,1% và 16,3% tổng số dự án.

Cơ cấu ĐTNN năm 2022 theo ngành

Đã có 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 39,7% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 4,88 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,78 tỷ USD, chiếm gần 17,3% tổng vốn đầu tư, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.

Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 10 tháng năm 2022 (chiếm 20,4% số dự án mới, 32,6% số lượt điều chỉnh và 34,1% số lượt GVMCP).

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2022. TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,94 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,14 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn, tăng 47,3% so với cùng kỳ. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,37 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn và tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội.

Về số dự án mới, các nhà ĐTNN tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (43,9%), số lượt GVMCP (67,6%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (17,3% sau Hà Nội là 18,6%).

ĐTNN năm 2022 theo địa bàn đầu tư

2. Nhận xét về tình hình đầu tư nước ngoài năm 2022.

- Vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTNN trong năm 2022 tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy không phải là mức tăng cao nhất trong năm so với cùng kỳ, song đây là tín hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp đang dần phục hồi, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch.

- Tổng đầu tư trong năm 2022 giảm so với năm 2021 do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, xu hướng đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia phát triển có dấu hiệu giảm sút. Sự không chắc chắn của nhà đầu tư và tình trạng rủi ro do ảnh hưởng của xung đột chính trị toàn cầu, áp lực lạm phát tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng đang gây áp lực giảm đáng kể lên FDI toàn cầu trong năm 2022, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là các đối tác đầu tư của Việt Nam. Bên cạnh đó, năm 2022 không có nhiều các dự án lớn như năm 2021, các nhà đầu tư đã chững lại các quyết định đầu tư lớn để chờ tình hình ổn định hơn.

- Vốn đầu tư điều chỉnh tăng cả về vốn đầu tư cũng như số lượt dự án điều chỉnh trong năm 2022. Mức tăng (tăng 12,2% số vốn và tăng 12,4% số lượt điều chỉnh) trong cả năm 2022 so với cùng kỳ khẳng định niềm tin của nhà ĐTNN đối với kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam và đưa ra các quyết định đầu tư mở rộng dự án hiện hữu của nhà ĐTNN. Nhiều dự án sản xuất, chế tạo các sản phẩm điện tử, công nghệ cao được tăng vốn với quy mô lớn trong năm 2022.

- Vốn đầu tư đăng ký mới giảm (giảm 18,4%) song số dự án đầu tư mới tăng lên (tăng 17,1%) so với cùng kỳ năm 2021. Một số tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến sẽ triển khai các dự án đầu tư trong thời gian tới. Nhiều nhà đầu tư đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn và an toàn.

- Xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng và đạt mức xuất siêu tương đối lớn. Với mức xuất siêu tăng cao (hơn 41,8 tỷ USD), khu vực ĐTNN đã bù đắp được phần nhập siêu 30,8 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu 11 tỷ USD.

3. Tình hình ĐTNN luỹ kế tới 20/12/2022

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2022, cả nước có 36.278 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 438,69 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 274 tỷ USD, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

- Theo ngành: các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 260,1 tỷ USD (chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 66,3 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư).

- Theo đối tác đầu tư: Đến nay đã có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 81 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn 70,8 tỷ USD (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, ...

- Theo địa bàn: các nhà ĐTNN đã có mặt ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút ĐTNN với hơn 55,8 tỷ USD (chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với hơn 39,6 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với hơn 38,7 tỷ USD (chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư).

I. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2023

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN)đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1%; Vốn FDI thực hiện đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm, thì vốn đầu tư mới và vốn góp mua cổ phần và phần vốn góp tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong đó, có 3.188 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 56,6%; vốn đăng ký đạt gần 20,19 tỷ USD tăng 62,2%; 1.262 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 14%, vốn tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD, giảm 22,1%; có 3.451 giao dịch GVMCP của nhà ĐTNN, giảm 3,2%, giá trị vốn góp đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ.

Tính lũy kế đến hết năm 2023, Việt Nam thu hút được 39.140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 468,917 tỷ USD; trong đó, 10 địa phương thu hút nhiều FDI nhất, bao gồm: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Long An và Quảng Ninh.

Năm 2023, các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 23,183 tỷ USD, tăng3,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN giảm trong năm 2023. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 258,8 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm trước, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 256,9 tỷ USD, giảm 6,1%, chiếm 72,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 210 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm trước và chiếm 64,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giảm trong năm 2023, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn xuất siêu gần 48,8 tỷ USD kể cả dầu thô và gần 46,9 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 21,9 tỷ USD.

Bảng 1. Vốn thực hiện và kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN  năm 2023

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể:

Vốn đăng ký mới: Có 3.188 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng 56,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 20,19 tỷ USD (tăng 62,2% so với cùng kỳ).

Vốn điều chỉnh: Có 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 14% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 7,9 tỷ USD (giảm 22,1% so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 3.451lượt dự án GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 3,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt 8,54tỷ USD (tăng 65,7% so với cùng kỳ).

Bảng 2. Vốn đăng ký và số dự án đầu tư nước ngoài năm 2023

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với năm trước. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước. Các ngành sản xuất, phân phối điện; tài chính ngân hàng xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 2,37 tỷ USD (tăng 4,9%) và gần 1,56 tỷ USD (gấp gần 27 lần). Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 33,7%) và điều chỉnh vốn (chiếm 54,8%). Bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn mua cổ phần (chiếm 41,5%).

Bảng 3. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 theo ngành

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Vốn đăng ký điều chỉnh (triệu USD)

Giá trị góp vốn, mua cổ phần (triệu USD)

Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa

Hoạt động kinh doanh bất động sản

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Xin-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 6,57 tỷ USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với năm trước. Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với năm trước. Tiếp theo là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,…

Xét về số dự án, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 22,2%). Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 25,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 27,8%).

Bảng 4. 10 quốc gia có vốn đăng ký ĐTNN lớn nhất tại Việt Nam năm 2023

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Vốn đăng ký điều chỉnh (triệu USD)

Giá trị góp vốn, mua cổ phần (triệu USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2023. TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về vốn đầu tư thu hút được với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,85 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 48,5% so với năm trước năm 2022. Hải Phòng xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,26 tỷ USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 66,2% so với năm trước. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh đạt 3,11 tỷ USD, chiếm 8,5% và tăng 31,3% Bắc Giang đạt 3,01 tỷ USD, chiếm 8,2%, tăng 148,3%…

Nếu xét về số dự án, TP. Hồ Chí Minh là địa bàn dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (37,7%), số lượt dự án điều chỉnh (23,5%) và góp vốn mua cổ phần (67,1%).

Bảng 5. 10 địa phương thu hút vốn ĐTNN lớn nhất Việt Nam năm 2023

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Vốn đăng ký điều chỉnh (triệu USD)

Giá trị góp vốn, mua cổ phần (triệu USD)

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

II. Triển vọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2024

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2024, theo đó tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số 4,29 tỷ USD được nhà đầu tư nước ngoài rót vào Việt Nam 2 tháng đầu năm có 3,6 tỷ USD là vốn đăng ký mới (405 dự án), gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 442,1 triệu USD (159 lượt dự án) và góp vốn, mua cổ phần là 255,4 triệu USD (367 lượt dự án).

Vốn đầu tư điều chỉnh vẫn giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên mức độ giảm có cải thiện so với tháng 1/2024.

Về phân bổ vốn đầu tư vào các ngành như sau:

Công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm 59,1%

Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 32,7%

Bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm 2,9%

Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ chiếm 1,8%

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,1%

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2024 tăng mạnh so với cùng kỳ và so với tháng 1/2024. Khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 8,9 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 8,6 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 4,29 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng 4,63 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm.Về giải ngân vốn đầu tư, tính tới 20/02/2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI, có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên.

Năm 2024, trong bối cảnh nhiều tập đoàn quốc tế đang muốn chuyển hướng khỏi Trung Quốc, thu hút FDI của Việt Nam có triển vọng, lĩnh vực sản xuất sẽ có nhiều hấp dẫn. Khả năng 80% vốn FDI của Việt Nam sẽ hướng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp (nhà xưởng hoặc các dự án hỗ trợ như nhà máy phát điện, hạ tầng kho vận). Lĩnh vực sản xuất sẽ thu hút phần lớn vốn FDI vào Việt Nam bởi các lí do sau:

Thứ nhất, dựa vào Mô hình phát triển Đông Á chú trọng sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu (như điện thoại, đồ điện tử gia dụng, quần áo), nên đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào GDP của các nền kinh tế phát triển châu Á đều trên 30% khi đạt mức cao nhất. Việt Nam hứa hẹn trở thành đối tác quan trọng trong đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn đa dạng và linh hoạt.

Thứ hai, mức đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào GDP của Việt Nam hiện vẫn thấp. Đóng góp của lĩnh vực sản xuất vào GDP của Việt Nam hiện dưới mức 25%, cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của lĩnh vực sản xuất còn rất lớn. Hơn nữa, Việt Nam đang là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các tập đoàn sản xuất công nghệ cao. Tập đoàn Apple của Mỹ khẳng định sẽ đưa hoạt động thiết kế sản xuất iPad sang Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam có hai lợi thế khi thu hút vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất, đó là: Nguồn lao động chất lượng cao với chi phí cạnh tranh, chí phí nhân công ở Việt Nam khá thấp, nguồn lao động lại dồi dào.

Thứ tư, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng nhanh nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang ngày càng phát triển. Việt Nam đứng thứ 5 trong số 9 quốc gia châu Á có số người gia nhập tầng lớp trung lưu lớn nhất, với 4 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu năm 2024.

Hiện nay sự lo ngại về tác động của việc áp dụng “Thuế tối thiểu toàn cầu” (Global Minimum Tax - GMT) tại Việt Nam năm 2024 có thể ảnh hưởng đến sức hút FDI, bởi việc áp dụng GMT có thể cản trở việc cung cấp các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư FDI. Tuy nhiên ưu đãi thuế không phải là ưu tiên số một để các tập đoàn quốc tế cân nhắc khi quyết định rót vốn FDI, mà còn quan tâm tới rất nhiều yếu tố, trong đó có chi phí và chất lượng nhân công, chất lượng hạ tầng, độ mở của môi trường kinh doanh. Việt Nam cũng đã tính tới giải pháp hỗ trợ gánh nặng tài chính cho các nhà đầu tư FDI để đưa ra bài toán hợp lý.

Để gia tăng khả năng thu hút vốn FDI trong những năm tới, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng (hạ tầng giao thông, kho vận) và nâng cao độ mở của môi trường kinh doanh, đặc biệt là giảm thủ tục hành chính rườm rà và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư FDI phối hợp với cơ quan quản lí trong quá trình xin cấp phép đầu tư. Bên cạnh đó, cần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giáo dục hướng nghiệp để đảm bảo chất lượng nguồn lao động cung cấp cho thị trường trong tương lai. Bên cạnh đó cần xây dựng hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng giao thông đi lại để hoàn thiện tạo điều kiện cho doanh nghiệp tối ưu. Còn về yếu tố con người thì cần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giáo dục hướng nghiệp để đảm bảo chất lượng nguồn lao động cung cấp cho thị trường trong tương lai.

Tóm lại, đầu tư là động lực tăng trưởng lớn nhất, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư tạo ra năng lực sản xuất mới, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng hiện tại mà cho cả các năm tiếp theo. Việt Nam cần thu hút các khoản đầu tư tạo nhiều giá trị gia tăng và nâng cao năng lực quốc gia trong lĩnh vực R&D. Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại toàn cầu. Các nhà đầu tư nước ngoài cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút thêm dòng vốn nước ngoài. Triển vọng vĩ mô và môi trường kinh doanh ổn định cùng với tiềm năng tăng trưởng kinh tế tạo sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm tới.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT