Bún Thang 79 Phùng Hưng

Bún Thang 79 Phùng Hưng

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

Kham phá menu hơn 100 món đa dạng siêu ngon

Không chỉ sở hữu không gian cực chill. Quán Nhỏ Phùng Hưng còn gây thương nhớ bởi menu hơn 100 món ăn đặc sản đến từ các vùng miền với vị siêu ngon được chế biến cầu kỳ dưới bàn tay người đầu bếp tài ba. Điểm qua cho các bạn top các món ăn best seller tại Nhỏ như Soup kem bí đỏ, má heo nướng, Sashimi, tôm hùm nướng phô mai, lẩu bò thảo mộc… Cho đến ếch rang muối Hồng Koong chuẩn vị.

Thú vị hơn là các món ăn luôn được chế biến đổi mới theo từng mùa hay dịp lễ. Do đó, Quán Nhỏ luôn mang đến những trải nghiệm mới lạ và hào hứng cho thực khách.

Khám phá Hồng Kông thu nhỏ ngay tại thủ phủ Hà Đông

Với 6 địa bàn phủ sóng tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Và bây giờ Quán Nhỏ Phùng Hưng chính thức cập bến tại quận Hà Đông. Sau bao ngay vất vả, lên ý tưởng, cũng như dồn mọi công sức thi công cho kịp tiến độ ra mắt tụ điểm nhậu mang đậm chất Hong Kong kiểu mới đến với thực khách Hà Đông và khu lân cận.

Với không gian mộng mơ cùng những dàn đèn lồng nhiều màu sắc. Quán Nhỏ trang trí cực kỳ tỉ mỉ, lộng lẫy với tone màu nâu-cam gạch và dàn ô, đặc trưng của phong cách Hồng Kông, từng bức họa từng ô cửa đều được tính toán chi tiết sao cho mang lại cảm giác gần gũi, thoải mái nhất cho thực khách.

Bật mí với các bạn đến với Quán Nhỏ Phùng Hưng vô vàn góc sống ảo, góc nào cũng siêu đẹp. Đây đích thực là điểm hẹn sôi động, náo nhiệt dành cho giới trẻ tại Hà Nội.  Không gian của quán còn có sức chứa lên đến 200 khách, phù hợp cho các cuộc họp mặt bạn bè, gia đình, tổ chức tiệc kỷ niệm, sinh nhật, hẹn hò, liên hoan công ty.

Không chỉ thế tại Nhỏ còn có các khu không gian riêng với các phòng rộng rãi lên tới 60 người. Gia đình hay nhóm bạn có thể thoải mái tụ họp và band nhạc đã sẵn sàng để đưa cả nhà vào bầu không khí vui tươi nhất.

Tận hưởng không gian âm nhạc cực đỉnh

Không gian âm nhạc cũng cực đỉnh cao, độc đáo luôn làm cho Quán Nhỏ rộn ràng, sôi động và đưa mọi người đến cảm xúc thăng hoa. Nếu bạn là tín đồ của âm nhạc thì Nhỏ sẽ cùng bạn quẩy hết mình. Nơi đây là điểm đến của các khách mời như DJ, ca sĩ với các màn trình diễn bùng nổ. Cùng với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng không gian vô cùng rộng rãi để bạn vô tư tận hưởng cuộc vui.

Cùng Quán Nhỏ Phùng Hưng lên đồ quẩy tới sáng với cơn bão DJ hot hit với những mixset căng đét nghe là mê, tiệc tùng đúng chất.

Nơi tổ chức sinh nhật “không đụng hàng”

Một sinh nhật “không đụng hàng”, không chỉ có cắt bánh và thổi nến mà còn là một bữa tiệc linh đình với đầy đủ yếu tố : Sang – Xịn – Mịn dành riêng chủ tiệc. Tại sao không thử nhỉ?

Nhỏ đảm bảo đảm bảo bạn sẽ bung xõa hết mình và tận hưởng trọn vẹn ngày của mình, bởi Nhỏ đã “lao tâm, dốc hết sức” để chuẩn bị: Một bàn tiệc đặc sắc, đầy đủ mồi ngon và cồn bén. Set up chỉn chu từ backdrop thượng hạng đẹp khỏi bàn cho các chủ tiệc lên hình siêu xinh. Hỗ trợ lên nhạc “đặc quyền” và đèn LED chúc mừng sinh nhật cho tiệc lung linh, thêm niềm vu. Được chứng kiến sự hạnh phúc trên gương mặt của chủ tiệc chính là niềm vui để Nhỏ sẵn sàng cháy hết mình cùng bạn trong mỗi bữa tiệc.

Các anh em chị em đã sẵn sàng trải nghiệm ưu đãi bùng nổ nhất, không gian đậm chất Hồng Kong với diện mạo hoành tráng chấn động phố Phùng Hưng – Hà Đông hay chưa. Vừa nhậu, vừa thẩm mồi ngồi lại còn có nhạc xập xình, phiêu hết mình tại Quán Nhỏ Phùng Hưng thì còn gì bằng. Đừng quên gọi ngay 0913515351 để được tư vấn miễn phí và đặt bàn nhanh chóng nhé!

TopGo – Chuyên gia bố trí chỗ ăn chỗ chơi. Top những điểm đến thú vị và chất lượng.

Hợp tác quảng bá, đặt chỗ những địa điểm hàng đầu và uy tín. Hotline: 0913515351

Địa chỉ: Số 126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội

Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động báo chí số: 359/ GP - BTTTT ngày 18 tháng 7 năm 2022

Phùng Hưng (chữ Hán: 馮興; ? – ?), nổi tiếng với tôn hiệu Bố Cái Đại Vương (chữ Hán: 布盖大王), là thủ lĩnh khởi nghĩa chống lại ách đô hộ An Nam của nhà Đường năm 791, thời Bắc thuộc lần thứ ba (602–905) trong lịch sử Việt Nam.

Tôn hiệu phổ biến của Phùng Hưng, Bố Cái Đại Vương (布盖大王), được coi là một trong những trường hợp sử dụng chữ Nôm bản địa cổ nhất hiện còn lưu truyền. Việt điện u linh tập (1329) giải nghĩa hai chữ Bố Cái (布盖) là "bố mẹ", vì theo quốc tục mà đặt vậy. Các bộ chính sử về sau như Đại Việt sử ký toàn thư (1697) đời Hậu Lê và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục (1859) đời Nguyễn đều dẫn cổ sử mà khẳng định tương tự. Trong Việt-Nam cổ văn học sử (1942), Nguyễn Đổng Chi nhận thấy sự tương đồng giữa danh hiệu trên và những từ chỉ đấng sinh thành trong tiếng Mường Lào như bọ "bố" và cày "mẹ".

Tuy nhiên, tồn tại một luồng ý kiến trái chiều tới từ một số nhà ngôn ngữ học – tiêu biểu gồm có A.G. Haudricourt và Mei Tsu-Lin – cho rằng hai chữ kia đáng ra phải được hiểu là "bua/vua lớn" dựa trên bằng chứng ngữ âm tiếng Hán trung cổ và rằng cách đọc "bố cái" rõ ràng lệch thời. Nhận xét về giả thuyết của Haudricourt, sử gia Keith W. Taylor trong công trình The Birth of Vietnam (1983) cho rằng đề xuất đó tuy "khá hợp lý và thú vị", song cũng phải chú ý rằng Việt điện u linh tập, vốn được soạn gần thời gian xảy ra sự kiện hơn, minh giải danh hiệu kia là "bố mẹ". Dù vậy, trong một bài đăng sau đó trên tạp chí The Vietnam Forum (1986), Taylor rút lại nhận định của mình và cho rằng suy đoán của Haudricourt khá thuyết phục.

Năm 1994, Nguyễn Tài Cẩn phản bác giả thuyết "bua/vua cái" trong một bài báo ngôn ngữ học viết bằng tiếng Nga, đọc trước hội thảo khoa học tại Sankt-Peterburg. Theo đó, hai luận điểm chính mà ông đưa ra là: (1) lý giải chữ "cái" ở đây là "lớn" không thích hợp về mặt ngữ nghĩa, bởi vì từ này thường được dùng cho các sự vật có tính đối lập nghĩa "lớn – nhỏ" hoặc "mẹ – con"; và (2) "bố mẹ" hoàn toàn có thể mang nghĩa "thủ lĩnh, lãnh đạo" mà không cần phải lập luận dựa trên sự thay đổi cách đọc chữ 布, sở dĩ vì hiện tượng lấy danh từ chỉ người bề trên để nói bóng về thủ lĩnh xuất hiện khá phổ biến trong các ngôn ngữ ở Đông Dương.[a]

Việt điện u linh tập (1392) của Lý Tế Xuyên là tác phẩm có soạn niên sớm nhất đề cập đến Phùng Hưng. Tuy nhiên, thông tin về thân thế và sự nghiệp của ông trong tác phẩm này thực chất được dẫn lại từ một tác phẩm khác, đã thất lạc, có nhan đề là Giao Châu ký (交州記), do một tác giả họ Triệu thời Đường biên soạn.[b] Theo một số nhà nghiên cứu, người họ Triệu này nhiều khả năng là Triệu Xương – viên quan giữ chức Đô hộ An Nam sau cái chết của người tiền nhiệm Cao Chính Bình. Nhìn chung, đoạn nói về Phùng Hưng trong Việt điện u linh tập chủ yếu giải thích sự phát triển tục thờ phượng ông trên đất An Nam tự cổ chí kim, và những thông tin này hầu như được Lý Tế Xuyên và các soạn giả đời sau thêm thắt vào.

Đáng chú ý, về thông tin của cuộc khởi nghĩa, các nguồn chính sử cận thời của Trung Quốc như Cựu Đường thư (945), Tân Đường thư (1054) và Tư trị thông giám (k. 1084) đều không thấy nói gì đến Phùng Hưng mà chỉ ghi nhận một thủ lĩnh An Nam tên là Đỗ Anh Hàn (杜英翰) dấy binh làm phản.[‡ 1][‡ 2][‡ 3] Về vấn đề này, Keith W. Taylor cho rằng "hoặc là người Đường không hiểu rõ về bản chất của cuộc khởi nghĩa chống lại họ, hoặc là họ muốn xóa bỏ cái tên Phùng Hưng khỏi lịch sử."

Nơi sinh chính xác của Phùng Hưng, tức địa danh Đường Lâm được nhắc đến trong Việt điện u linh tập, hiện là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới Việt sử học. Tuy theo truyền thống thường được coi là gần làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội ngày nay, tồn tại các giả thuyết trái chiều cho rằng Đường Lâm trong cổ sử nằm xa hơn về phía nam, có thể là tọa lạc ở Thanh Hóa hoặc Hà Tĩnh.