Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn
Giám đốc điều hành có nhiệm vụ quản trị hoạt động của từng phòng ban, bộ phận. Công việc này nhằm giúp CEO điều phối nguồn lực để đạt được tối ưu các mục tiêu.
Để đạt được kết quả tốt, CEO cần xây dựng cách thức quản trị doanh nghiệp và quy trình giám sát phù hợp nhằm đối phó với những vấn đề không mong muốn phát sinh.
Giám đốc điều hành đại điện cho bộ mặt của doanh nghiệp, họ cũng là người quyết định tương lai cho tổ chức. Mỗi doanh nghiệp có một quy mô và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng nhìn chung, trách nhiệm của CEO sẽ bao gồm:
Nếu chỉ đưa ra các chiến lược chung chung, không rõ ràng, đội ngũ nhân sự sẽ không xác định được mục tiêu và trách nhiệm của họ. Do đó, việc xác định chiến lược dài hạn là trách nhiệm quan trọng nhất của giám đốc điều hành.
CEO cần hệ thống lại tầm nhìn, phát triển chiến lược một cách nhất quán, truyền đạt cụ thể, chi tiết để đội ngũ nhân viên hiểu rõ và làm theo.
CEO là tấm gương để các nhân viên noi theo trong doanh nghiệp. Do đó, hành động, lời nói, phong thái làm việc, lối sống cần được duy trì đúng chuẩn mực. Nói cách khác, họ phải trở thành người mà họ muốn thấy được ở nhân viên của mình.
Hiệu suất, kết quả chính là bằng chứng rõ ràng nhất về khả năng lãnh đạo của một giám đốc điều hành. Do đó, việc chịu mọi trách nhiệm trong kinh doanh, hoạt động là lẽ đương nhiên với vị trí CEO.
Họ cần kiểm soát hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo truyền đạt rõ ràng các mục tiêu, phương hướng phát triển cho đội ngũ nhân sự. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu suất tối ưu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Trách nhiệm quan trọng của giám đốc điều hành là xây dựng, cân bằng nguồn lực và tài chính. Trước các vấn đề về ngân sách, nguồn nhân lực thay đổi liên tục theo từng hoàn cảnh và môi trường kinh doanh, các CEO cần nắm bắt, thấu rõ mọi chiến lược mình đã đặt ra, hiểu sâu các khía cạnh liên quan của doanh nghiệp để gánh vác được trọng trách này.
Vai trò của một Giám đốc kinh doanh là kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ tìm cách thuyết phục khách hàng tiềm năng của mình chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp. Việc thông qua mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng để xây dựng một mạng lưới khách hàng trung thành là bước đi hay trong quá trình phát triển thương hiệu.
Bên cạnh đó, Giám đốc kinh doanh còn phải là người liên kết, kết nối đội ngũ nhân viên trong bộ máy kinh doanh để hướng đến các mục tiêu chung là phục vụ nhu cầu của khách hàng và cung cấp được nhiều sản phẩm, dịch vụ nhất ra ngoài thị trường.
Điều này yêu cầu các Giám đốc kinh doanh phải tuyển chọn được nhân viên giỏi, nhiệt tình trong công việc và trên hết là đồng quan điểm với mình để từ đó cùng nhau phát triển và định hướng các chiến lược trong thời gian nhanh nhất.
Công việc của giám đốc điều hành đầu tiên rất quan trọng trong việc xác định và hoạch định chiến lược tổng thể cho doanh nghiệp:
Mục tiêu của doanh nghiệp: Giám đốc điều hành phải xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai gần và xa. Các mục tiêu này cần được đặt ra một cách rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được.
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Xác định và thiết lập các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đây là những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà doanh nghiệp sẽ tuân thủ và áp dụng trong mọi hoạt động kinh doanh.
Tầm nhìn và sứ mệnh: CEO phải xác định tầm nhìn dài hạn cho doanh nghiệp và định rõ sứ mệnh của nó. Tầm nhìn là hình ảnh về tương lai mà doanh nghiệp muốn đạt được, trong khi sứ mệnh là mục đích tồn tại và giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng và xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp: Giám đốc điều hành cần tạo ra và duy trì một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ. Điều này bao gồm việc xác định các giá trị và quy tắc ứng xử, xây dựng môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân trong công ty.
Chiến lược kinh doanh: Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm phân tích thị trường, xác định vị trí cạnh tranh và lập kế hoạch tài chính.
Chiến lược marketing: Định hình chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, thu hút khách hàng và tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ.
Chiến lược sản phẩm: Xác định chiến lược phát triển sản phẩm, bao gồm việc nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường, xác định tính năng và lợi ích của sản phẩm, và quản lý quy trình phát triển sản phẩm.
Chiến lược phân phối: Xác định chiến lược phân phối để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được phân phối đến khách hàng một cách hiệu quả và kịp thời.
Những nhiệm vụ này giúp Giám đốc điều hành đầu tiên xây dựng nền tảng chiến lược vững chắc và định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều này, CEO cần phối hợp, điều hành với các phòng ban thống nhất mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận. CEO đồng thời cũng chủ động đề xuất các biện pháp hữu ích, quản lý và nâng cao hiệu suất cho công ty.
Các nhà tuyển dụng hiện nay yêu cầu rất khắt khe về trình độ của vị trí giám đốc kinh doanh. Các ứng viên phải đào tạo bài bản ở trình độ Cử nhân hoặc thạc sĩ trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế,...
Vị trí giám đốc kinh doanh yêu cầu người đảm nhận phải có trên 5 - 7 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là quản lý, lãnh đạo để hiểu rõ những khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp từ sản phẩm hoặc dịch vụ, đối tượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường,... Tùy vào từng doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực hoạt động mà yêu cầu về số năm kinh nghiệm cho vị trí CCO có thể khác nhau.
Giám đốc kinh doanh phải có khả năng lãnh đạo để đưa ra quyết định chiến lược, xây dựng, duy trì mối quan hệ kinh doanh và tạo dựng, nuôi dưỡng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy đội ngũ kinh doanh làm việc hiệu quả. Sở hữu kỹ năng lãnh đạo cũng giúp họ đổi mới, đưa ra giải pháp sáng tạo để giải quyết thách thức kinh doanh trong thị trường ngày càng phức tạp.
Một giám đốc kinh doanh xuất chúng phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như thuyết trình trước khách hàng, đàm phán các hợp đồng, cuộc họp với lãnh đạo cấp cao, giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp,... Đồng thời, họ cũng rèn luyện cho mình khả năng lắng nghe để hiểu rõ quan điểm của người khác và ra quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp.
Với vai trò là một lãnh đạo cấp cao, CCO phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, vấn đề khác nhau trong việc điều hành và phát triển tổ chức. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp họ tìm ra giải pháp tối ưu để đi đến quyết định đúng đắn trong mọi trường hợp.
Trong vai trò của mình, giám đốc kinh doanh phải quản lý nhiều hoạt động, công việc, nhiều nguồn lực khác nhau như con người, tài chính, sản phẩm, dịch vụ,... Kỹ năng tổ chức giúp CCO phân bố tài nguyên có sẵn hợp lý, đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng thời hạn và đạt chất lượng.
CCO phải xử lý nhiều công việc hàng ngày. Lịch trình công việc dày đặc và phức tạp nên kỹ năng quản lý thời gian giúp họ sắp xếp thời gian hiệu quả, đảm bảo không bỏ quên nhiệm vụ nào.
Đảm nhận những trọng trách to lớn của tổ chức, giám đốc kinh doanh phải đối mặt với rất nhiều áp lực, tình huống khó khăn. Điều này đòi hỏi họ cần kiểm soát tốt cảm xúc để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn giúp CCO đưa ra quyết định, hành động đúng đắn với khách hàng và nhân viên. Từ đó, tạo dựng lòng tin từ đối tác và nhân viên trong tổ chức. Tất cả những điều đó góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực, nâng cao sự hài lòng của đội ngũ nhân viên, giúp họ phát triển và nỗ lực đóng góp tốt hơn nữa cho đơn vị.