Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Lê Mạnh Thát

Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Lê Mạnh Thát

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Lịch Sử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Giáo hội hình thành trong cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. ​Trong thời gian sôi động đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chính thức khai sinh ngày 4 tháng 1 năm 1964 nhằm quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật giáo về một mối.

Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Giáo Hội bị chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tịch thu các cơ sở. Ngay từ cuối năm 1975 đã có những đụng độ giữa Giáo Hội và chính quyền. Mười hai Phật tử và tăng ni đã tự thiêu ở chùa Dược Sư, Cần Thơ để phản đối lệnh cấm treo cờ Phật giáo cùng những điều lệ bó buộc khác. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách nhà cầm quyền thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN. Sang tháng 3 năm 1977 khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trưng dụng Cô nhi viện Quách Thị Trang, GHPGVNTN phản kháng mạnh mẽ kêu gọi Phật tử xuống đường phản đối. Viện Đại Học Vạn Hạnh bị nhà nước buộc phải đóng cửa. Nhà xuất bản Lá Bối cũng phải ngưng hoạt động. Giáo Hội có gửi thư đòi thực thi tự do tôn giáo thì nhà cầm quyền phản ứng với lệnh bắt giam sáu thành viên lãnh đạo, trong đó có Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và Thích Thiện Minh. Thượng Tọa Thích Thiện Minh sau đó đã bị đánh chết trong tù. Ngày 16 tháng 4 năm 1977, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử Saigon đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.

Năm 1981, nhằm thống nhất các hệ phái Phật giáo, sau ba năm vận động chính phủ cho thành lập một tổ chức mới mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) làm tổ chức duy nhất đại diện Phật giáo toàn quốc, nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. GHPGVNTN không chấp nhận tổ chức GHPGVN và bị nhà cầm quyền ép giải tán nhưng không qua văn bản chính thức của chính phủ. Ngày 24 tháng 2 năm 1982, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định trục xuất hai Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của toà án. Ngày 7-7 cùng năm, chùa Ấn Quang là trụ sở của GHPGVNTN bị cưỡng chiếm. Toàn bộ tư liệu, hồ sơ của Viện Hoá Đạo bị đốt sạch trong năm ngày mới hết.

GHPGVNTN tiếp tục công cuộc vận động giành lại pháp lý cho Giáo Hội, trong sự thông hiểu là Pháp Nạn chỉ có thể được giải quyết khi Quốc Nạn được giải quyết. Song song với cuộc tranh đấu giành lại pháp lý, Giáo Hội liên tục lên tiếng cho tự do, dân chủ và chủ quyền lãnh thổ.

Đệ Nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973).

Đệ Nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979).

Đệ Tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1991).

Đệ Tứ Tăng thống (2003-2008) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1920-2008).

Đệ Ngũ Tăng thống (2011-2020) Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020).

Đệ Lục Tăng Thống (2020-   ) Hòa Thượng Thích Chí Viên

GN - Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý chí thành lập GHPGVN.

Những cảm xúc về sự kiện lịch sử ấy vẫn còn tươi mới, những nhận định và tầm nhìn vẫn nguyên giá trị.

Xin trích giới thiệu một số suy nghĩ của các bậc tiền bối, chư tôn đức tham dự đặt nền móng cho ngôi nhà Giáo hội. Trong bài, Giác Ngộ giữ nguyên giáo phẩm của chư tôn đức, chức vụ của lãnh đạo tại thời điểm tháng 11-1981.

Hòa thượng Thích Trí Thủ (trích Diễn văn khai mạc Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4-11-1981):

“Hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử 2.000 năm Phật giáo Việt Nam, chúng ta có được một hội nghị gồm đủ đại biểu của các tổ chức, giáo hội, hệ phái trong cả nước: Bắc tông, Nam tông, Khất sĩ, và Phật giáo Khmer, Tăng Ni và nam nữ cư sĩ, già và trẻ, từ mọi miền đất nước Việt Nam đã vân tập về đây, trong một hội trường trang nghiêm và rực rỡ này, với một quyết tâm sắt đá: xây dựng hoàn thành ngôi nhà thống nhất Phật giáo Việt Nam”.

Thượng tọa Thích Minh Châu (trích Báo cáo về quá trình thống nhất Phật giáo Việt Nam tại Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam):

“Nay nước nhà đã được thống nhất, thời bước tiến tới tất yếu của chúng ta là phải thống nhất Phật giáo. Đây không những là nguyện vọng tha thiết của đồng bào Phật tử thương nước mến đạo, mà đây cũng là bước tiến tất yếu của bánh xe lịch sử trong cao trào của cộng đồng dân tộc Việt Nam đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Có thống nhất Phật giáo mới đoàn kết được toàn thể Tăng Ni, Phật tử cả nước, và mới trở thành một sức mạnh, một sức mạnh để bảo vệ độc lập của Tổ quốc, một sức mạnh để xây dựng và phát huy đạo pháp. Có thống nhất, chúng ta mới tập trung đủ khả năng, đủ nghị lực để loại trừ những mê tín dị đoan, những tư tưởng tiêu cực và yếm thế đã làm vẩn đục và hoen ố tấm gương sáng chói của Chính pháp.

Một hội nghị mở ra trong bối cảnh đất nước đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, trong sự mong đợi thiết tha bao đời của giới Phật giáo đồ trong và ngoài nước, với cảm tình và hỗ trợ chân thành của Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương cho đến địa phương”.

Thượng tọa Thích Trí Quảng (Thư ký Đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Tiểu ban Hiến chương):

"Trước đây nguyên là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở miền Nam (Phật giáo Ấn Quang) nên tôi cũng có hiểu biết là tình hình Phật giáo trong này có nhiều phức tạp, khó khăn trong nội bộ; dù đã một, hai cố gắng thống nhất nhưng cũng không đạt được ý nguyện hoàn toàn, vẫn còn nhiều hệ phái và tổ chức đứng ngoài. Vì thế mà khi ra đi tôi thấy nhiệm vụ của mình rất nặng nề, sợ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tôi cũng có lo lắng là mình chưa quen biết hết đại biểu các phái đoàn, khi tiếp xúc không biết phải làm sao.

Nhưng dù thấy có khó khăn, vẫn ra đi theo sự đề cử của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo. Đó là do tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt của Hòa thượng Viện trưởng đã giao trách nhiệm cho tôi. Và do tôi đã đặt hết niềm tin vào hồn thiêng đất nước cũng như vào sự hộ niệm của chư Phật sẽ giúp tôi hoàn thành được nhiệm vụ. Như thế tôi ra đi với trọn vẹn niềm tin đó, chỉ biết rằng mình đi là với hết cả niềm tin của mình đem dâng hiến trọn vẹn cho Đất nước và Đạo pháp.

Quả nhiên khi đến với hội nghị, tiếp xúc với tất cả các đại biểu tôi mới thấy rõ rằng thành phần tham dự có khác nhau nhưng tất cả đều gặp gỡ nhau trong tình thương và Đạo pháp.

Riêng phần tôi được đề cử vào trong Phân ban 1 soạn thảo Hiến chương và thành phần nhân sự của Hội nghị cũng như sau đó được cử làm Trưởng ban Hoằng pháp của Hội đồng Trị sự của Giáo hội là một vinh hạnh lớn. Trong quá trình làm việc ở Hội nghị, tôi đã được Hòa thượng Thích Thiện Hào, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, giúp đỡ ý kiến khích lệ tôi rất nhiều”.

Thượng tọa Thích Giác Toàn (Ủy viên Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam):

“Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, 9 tổ chức, hệ phái đã đồng tâm nguyện thành lập GHPGVN là một sự kiện trọng đại, khiến Tăng Ni, Phật tử hoan hỷ.

Trước ngày hội nghị, không phải không có những tín đồ Phật tử tỏ ý lo ngại, thắc mắc với những tâm tư riêng nhưng kết quả rực rỡ của hội nghị đã xóa đi hết những lo âu của mọi người. Trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội, người Phật tử đã nhìn thấy nhiều khuôn mặt quen thuộc trước, những bậc giáo phẩm hết lòng vì đạo, vì đời.

Việc thông qua Hiến chương và đại cương Chương trình hoạt động của GHPGVN cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với Giáo hội càng cho thấy khả năng phát triển và đóng góp hiệu quả hơn của Phật giáo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

(Giác Ngộ số đặc biệt, 132 - 133, 1 - 15-11-1981)

"Tôi rất hoan nghinh hội nghị mà quý vị đã chuẩn bị công phu từ non hai năm qua, thực hiện bao mong đợi của bao Tăng Ni, Phật tử, một hội nghị đã đánh dấu một giai đoạn lịch sử. Dân tộc Việt Nam ta cho đến nay qua bao sóng gió, vẫn hướng về phía trước, bảo vệ Tổ quốc. Chắc chắn rằng, trong sự nghiệp đó, đóng góp của đạo Phật và Phật tử sẽ càng trở nên quan trọng. Quá khứ đã chứng minh đạo Phật là một tôn giáo gắn liền với Tổ quốc và dân tộc Việt Nam qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài.

Ở Việt Nam, nói đến tôn giáo là nghĩ tới một ngôi chùa, tới những điều quý báu đẹp đẽ. Chúng ta có thể rất khiêm tốn nhưng vẫn thấy cái gì đó đã làm cho dân tộc trải qua bao sóng gió của nhiều thế kỷ vẫn lớn lên. Sức mạnh của bản thân dân tộc, tài năng và trí tuệ của dân tộc, đã làm nên một bản lĩnh độc đáo mà trong đó có đóng góp của đạo lý nhà Phật và chưa bao giờ trong lịch sử, dân tộc ta vững mạnh như ngày nay”...

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng phát biểu tại buổi tiếp xúc với đại biểu Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, 8-11-1981

Phật giáo được Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni Buddha) truyền giảng ở miền đông Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Phật Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.

Miền Bắc Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Nền văn hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda). Các bộ lạc du mục người Aryan đã mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Tây Bắc Ấn và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm trước công nguyên

Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm thần bí về vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đà thành một tôn giáo (đạo Bà La Môn) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà La Môn là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà La Môn (hay sớm hơn từ tư tưởng Vệ Đà). Đạo Bà La Môn còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạn vật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên).

Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật Thích Ca thành đạo, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết học lý luận cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí ma thuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh...

Ngay sau khi thành đạo (vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 589 TCN theo Phật giáo Nam Tông hay năm 593 TCN theo Phật giáo Bắc Tông) thì Phật Thích Ca đã quyết định thuyết giảng lại hiểu biết của mình. 60 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Phật Thích Ca đã hình thành tăng đoàn (hay giáo hội) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và mang về thêm ngày càng nhiều người muốn theo tu học. Để làm việc được với một lượng người theo tu học ngày càng đông, Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người. Các chuẩn mực này phần chính là việc quy y tam bảo - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Phật, những lời chỉ dạy của Phật (Pháp), và cộng đồng tăng đoàn.

Trong thời đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự hướng dẫn của Phật Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ.

Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn.

Ngoài những người xuất gia, Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ tăng đoàn về nhiều mặt..

Sau khi Phật nhập niết bàn thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai.

Cuộc kết tập lần I đã được tổ chức tại thành Vương Xá (Rājagaha), gồm 500 A-la-han Arhat. Được sự bảo trợ của vua A Xà Thế (Ajatasatru) là vua xứ Ma Kiệt Đà (Magadha. Thời gian: vào mùa Hạ năm Đức Phật Niết-bàn. Ngài Ưu Ba Ly (Upali) trùng tuyên Luật tạng trước, Ngài A Nan trùng tuyên Kinh tạng sau. Bộ luật được trùng tụng là: Bát thập tụng Luật. Lý do kiết tập: Tỳ kheo Bạt Nan Đà vui mừng khi nghe tin Đức Phật nhập niết bàn. Phương pháp kết tập được kể lại bằng trí nhớ và cũng không có ghi thành văn bản. Những điều ghi nhận này sau đó được viết lại thành 4 bộ kinh:

Đây là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Các bộ kinh văn trên cũng là căn bản cho Phật giáo nguyên thủy.

Đại hội có 700 vị tỳ kheo, được tổ chức tại Vesali trong tám tháng dưới sự trợ giúp của vua Kalasoka. Trong đại hội những người không đồng ý với việc giữ nguyên giới luật ban đầu đã bỏ ra để tổ chức một hội nghị kết tập riêng và thành lập Đại chúng bộ (mahāsāṅghika). Số người còn lại vẫn tiếp tục kết tập kinh điển, sau đó hình thành Thượng tọa bộ (Theravada)[2].

Asoka (A Dục) là hoàng đế của đế chế Mauryan, ra đời khoảng năm 273 TCN. Trước khi trở thành Phật tử, ông có tính khí rất hung bạo, đã giết nhiều anh em của mình để cướp ngôi vua cũng như đã xua quân chiếm lãnh thổ Kalinga (ngày nay thuộc bang Orissa) phía Đông Ấn Độ. Nhưng ngay sau đó nhờ gặp được Sa di Nigrodha, ông theo Phật giáo cải hối và làm rất nhiều điều thiện, chống lại bạo lực. Ông là người có công lớn khuyến khích Phật giáo, xây dựng hàng chục ngàn chùa chiền, bảo tháp Phật giáo.

Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của Phật giáo ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ. Nhiều đoàn truyền giáo đạo Phật đã được cử đến khắp nơi từ Âu sang Á, đến tận Hy Lạp, các nước tại Trung Á, Trung Đông, cũng như Trung Quốc, Miến Điện và Sri Lanka. Hiện còn một vấn đề đang được tranh luận là liệu đoàn thuyết pháp của vua Asoka đã đến được Việt Nam hay không. Câu hỏi này còn trông chờ vào việc tìm ra thêm các bằng chứng về khảo cổ ở Việt Nam. Ngoài ra, vua Asoka còn là người bảo trợ cho kì kết tập kinh điển lần thứ III.

Kết tập kinh điển lần thứ III và bản dịch tiếng Pali của toàn bộ Tam Tạng kinh

Cuối đại hội, Moggaliputta Tissa đã chỉ ra "Những Điểm Dị Biệt" (Kathavatthu) để bác bỏ luận thuyết không hợp lệ của một số bộ phái. Đại hội kết tập này có hạn chế là chỉ được sự công nhận về giáo pháp của tông phái Thượng tọa bộ, tông phái chiếm đa số lúc bấy giờ. Sau đại hội, Tam Tạng kinh cùng với các chú giải được con trai vua Asoka là Mahinda đem tới Tích Lan. Các kinh điển này sau đó đã được dịch sang tiếng Pali và còn nguyên vẹn cho đến nay.

Một đại hội của phái Thượng tọa bộ diễn ra vào khoảng năm 25 TCN tại chùa Thūpārama ở kinh đô Anuradhapura của Tích Lan. Cũng có thuyết cho rằng đại hội này diễn ra vào khoảng 400 năm sau khi Đức Phật qua đời và được vua Vattagàmani bảo trợ.[3] Lại có thuyết nữa cho rằng Đại hội này diễn ra vào năm 232 TCN (năm Phật lịch 313) thời vua Devanampiya Tissa (trị vì: 307 TCN – 267 TCN, mất 267 TCN).[4]

Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn, do vua xứ Tích Lan là Vattagàmani hỗ trợ. Kì kết tập này đã đọc, hiệu đính và sắp xếp lại thứ tự của Tam Tạng kinh, cũng như dịch bộ kinh này sang tiếng Pali. Thuyết này được nhiều học giả công nhận chính là kết tập lần thứ IV của Thượng tọa Bộ (Theravada). Thành quả của cuộc kết tập này của phái Thượng tọa bộ là bộ kinh điển bằng tiếng Pali, được viết lên lá cọ và được truyền bá sang xứ của người Môn ở Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào ngày nay.

Vua Kanishka (Ca Nị Sắc Ca Vương) là tín đồ trung thành với Phật giáo, rất ưa được nghe giảng kinh văn nên thường mời nhiều vị cao tăng đến giảng kinh. Tuy nhiên, ông nhận thấy có rất nhiều sự khác biệt về các kiến giải trong Phật giáo nên khởi tâm bảo trợ cho kì kết tập lần thứ IV. Thời gian kết tập là vào khoảng 400 năm sau khi Phật nhập niết bàn (thế kỉ thứ 1). Địa điểm là vùng Kasmira miền Tây Bắc Ấn Độ. Vì mục đích muốn thống nhất các khác biệt và tránh sự trà trộn như các kết tập trước nên Đức vua Ca Nị Sắc Ca Vương ra lệnh tuyển chọn các vị đã chứng đạo quả nghiêm ngặt và đã chọn ra 500 vị A La Hán để kết tập Tam Tạng kinh và do Vasamitra (Bồ Tát Thế Hữu) chủ tọa với sự trợ giúp của Parsva (Hiếp Tôn Giả).

Sau khi kết tập, vua Kanishka đã ra lệnh khắc lại toàn bộ Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng lên trên những lá đồng, bảo quản tại một nơi cố định, không cho mang ra ngoài. Tuy nhiên, những di vật này đã bị thất lạc, nay chỉ còn phần thích luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma Mahavibhasa sastra) mà Trần Huyền Trang đã dịch sang tiếng Hán, gồm hai trăm quyển.

Các lần kết tập còn lại đều là của riêng bộ phái Thượng tọa Bộ (còn gọi là Nam Truyền) tiến hành.

Sự suy tàn của đạo Phật tại Ấn Độ có thể đã bắt đầu từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thực sự chính thức biến mất hoàn toàn trên đất Ấn từ cuối thế kỉ thứ 12. Mãi cho đến giữa thế kỉ thứ 20 thì phong trào chấn hưng Phật giáo tại Ấn mới chính thức bắt đầu trở lại.

Từ thế kỉ thứ 7 trở đi, đạo Phật đã có nhiều phân hoá. Nhiều tông phái đã xuất hiện lại có đường lối dị biệt và nhiều lúc chia rẽ nhau. Thời gian đó, cũng là lúc ra đời các tông phái Mật tông. Các phái này đưa ra rất nhiều hình ảnh Bồ Tát và có nhiều hoạt động về hình thức tương tự với việc thờ cúng thần linh của Ấn giáo, do đó, ít nhiều đã làm lu mờ các điểm đặc thù của Phật giáo. Sự bao dung và tự do của Phật giáo cũng là một tiền đề cho sự suy tàn. Các vua trong nước Ấn mặc dù sẵn sàng nghe thuyết giảng Phật pháp nhưng vẫn không bỏ quên đạo Bà La Môn và không ngừng phát huy đạo này thay vì Phật giáo.

Ấn Độ giáo (hay Bà La Môn) là một tôn giáo ra đời từ thế kỉ 15 TCN, với một điểm đặc thù là nó sẵn sàng tiếp thu các nguyên lý hay khái niệm của đạo khác. Trong số tín đồ Phật giáo có rất nhiều tu sĩ phát gốc từ đạo Bà La Môn nên các tư tưởng và nề nếp của Ấn giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến đạo Phật. Mặt khác quan trọng hơn là việc Ấn giáo đã mặc nhiên thu nạp các tư tưởng của Phật giáo để làm thành tư tưởng Bà La Môn. (Trong đó có việc Phật Thích Ca Mâu Ni đã trở thành một vị tiên tri quan trọng của tôn giáo này). Những cuộc tự đổi mới của Ấn Độ giáo kể từ thế kỉ thứ 7 đã đem lại sinh khí cho tôn giáo này cũng như làm mờ nhạt dần hình ảnh Phật giáo. Sự pha trộn của các tư tưởng Phật giáo vào Ấn giáo sâu và rộng đến nỗi một người bình dân rất khó phân biệt được rõ ràng giữa Ấn giáo và Phật giáo. Mãi cho đến ngày nay, khi nghiên cứu về Phật giáo và Ấn giáo nhiều tác giả Tây phương vẫn còn bối rối khi phân biệt hai tôn giáo này. Ngoài ra, trong thời gian đó, với đặc tính dễ thích nghi và phù hợp với nhu cầu thờ phụng của người bình dân ở Ấn Độ, đạo Phật đã dần dà trở thành thứ yếu hay trở thành tôn giáo của tầng lớp trí thức.

Vào nửa cuối thế kỉ thứ 8, vua Al-Mahdi (775-785) của triều đại Hồi giáo Abbasad đã đem quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài liệu, công trình, kiến trúc Phật giáo—trong đó quan trọng là trung tâm Phật học Valabhi (Valabhī). Mặc dù sau đó họ không tiếp tục bức hại Phật giáo, nhưng dầu sao đây cũng là bước đầu trong việc hủy hoại Phật giáo tại Ấn Độ, Afghanistan và Trung Đông. Đến năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ.

Là cái nôi đầu tiên của Phật giáo. Các trung tâm Phật giáo đã ra đời ngay từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni truyền đạo và phát triển mạnh vào thời vua Asoka. Ngày nay, những di tích quan trọng ở Ấn Độ là:

Ở Sri Lanka có rất nhiều các di tích Phật giáo. Quan trọng nhất bao gồm.

Nepal cũng có nhiều trung tâm Phật giáo quan trọng như:

Afghanistan nằm trên con đường tơ lụa (the Silk Road), đường bộ huyết mạch giao thương Á-Âu trong lịch sử loài người. Đạo Phật trước khi truyền sang Trung quốc cũng đã lan đến xứ này từ rất sớm, khoảng thế kỉ thứ 2 TCN. Vua Kaniska, một Phật tử, đã cai trị Afghanistan từ thế kỉ thứ 1 TCN. Đến thế kỉ thứ 3, thời đại vua Asoka, thì Phật giáo ở đây trở nên hưng thịnh. Một trung tâm Phật giáo quan trọng hình thành vào cuối thế kỉ thứ 1 tại nơi này là Gandhara.

Grandhara là một trung tâm Phật giáo rất lớn. Nghệ thuật Phật giáo ở đây đã đạt đến đỉnh cao. Các thành phố chính của văn minh Granhara bao gồm Zaranj, Bamiyan, Paktia, Kabul, Zabul, và Peshawar. Một trong những công trình nghệ thuật Phật giáo tiêu biểu là các tượng Phật tạc vào núi đá khổng lồ ở Bamiyan. Các công trình này được xây dựng khoảng thế kỉ 2-5. Pho tượng lớn nhất cao khoảng 52 mét (pho nhỏ hơn cao 35 mét). Nghệ thuật này chịu ảnh hưởng kiến trúc văn hoá của Hy Lạp, Ba Tư, Trung và Nam Á. Công trình đã bị phá hủy một lần bởi Hephthalites (White Huns, Yanda, 厌哒) vào thế kỉ thứ 6. Lần đó, pho tượng lớn nhất vẫn còn. Sau đó, các tượng đã bị chính quyền Hồi giáo cực đoan Taliban phá hủy hoàn toàn vào tháng 3 năm 2001. Ngoài ra, trong năm 1994 thì thư viện quốc gia Anh công bố tìm được một di chỉ kinh Phật cổ lấy từ Grandhara bao gồm nhiều mảnh gốm. Tiếp sau đó, Đại học Washington (Hoa Kỳ) vào tháng 8 năm 2002 cũng tìm được thêm 8 mảnh vỡ của cùng một di chỉ này. Việc nghiên cứu giải mã nội dung đã được tiến hành trong nhiều năm qua và đang được xuất bản từ từ.

Tây Tạng là quốc gia mà trước khi bị Trung Quốc chiếm (1951) có hơn 99% dân số theo Phật giáo mà đa số là Mật tông. Thủ đô Tây Tạng là Lhasa và cũng là trung tâm Phật giáo quan trọng. Sau khi bị chiếm đóng, hàng chục ngàn chùa chiền bị tiêu hủy và rất nhiều di sản quý liên quan tới Phật giáo ở đây bị cướp phá nghiêm trọng. Số di tích còn sót lại hiện nay thuộc về thành phố LhasaLhasa Thành phố ở độ cao gần 3700 mét này có từ thế kỷ thứ 7 và ngay từ khi thành lập nó đã dung nạp Phật giáo. Hai địa danh còn giữ lại và được chính quyền Trung Quốc trùng tu cho mục tiêu du lịch là đền Jokhan và điện PotalaChùa Jokhan (hay Đại Chiêu) ngày trước là trung tâm của bộ phái Shakya (Thích Ca) thuộc Mật tông. Trên đỉnh chùa có hình tượng bánh xe Pháp Luân. Ngôi chùa là một công trình kiến trúc khổng lồ với 3 tầng bên trong phủ đầy bởi các tượng Phật. Đáng kể nhất là tượng Jowo Shakya (Phật Thích Ca khi 12 tuổi). Nơi này là trung tâm cho hàng trăm ngàn người Tây Tạng đến hành hương.Điện Potala, nghĩa là "thánh địa Phật giáo", là nơi mà các Dalai Lama trú ngụ. Đây là một biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng. Điện này được xây cất từ thế kỉ thứ 7. Dáng hiện tại của nó là kiến trúc đã trùng tu vào thời gian của Dalai Lama thứ 5. Điện này có 13 tầng cao 117 mét gồm gần 1000 phòng là nơi làm việc ngày xưa của chính quyền Tây Tạng.

Miến Điện, nay là Myanmar, là một quốc gia mà Phật giáo đã truyền đến rất sớm. Phật giáo là quốc giáo của xứ này. Truyền thuyết cho rằng Phật giáo đã du nhập xứ này từ khi Phật Thích Ca còn sống. Hiện tại đa số Phật tử theo Thượng tọa bộ.

Phật giáo phát triển rất sớm ở Trung Hoa. Do địa bàn rộng lớn nên có nhiều di tích liên quan đến lịch sử Phật giáo. Đáng kể là:

Trong thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu Iran cho biết rằng có một số chuyện tiền thân Đức Phật (Jataka stories) từng được biết đến ở Iran dưới nhan đề là Pancatantra, được chuyển dịch sang tiếng Ba Tư vào thế kỷ thứ 6 theo chiếu chỉ của vua Khusru, và được dịch sang tiếng Ả Rập và tiếng Syria vào thế kỷ thứ 8, dưới tựa đề là Kalilag va Damnag. Bản dịch tiếng Ba Tư này về sau lại được chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp, tiếng La Mã và tiếng Do Thái. Đến thế kỷ thứ 8, quyển sách Cuộc đời của Đức Phật (The Life of Lord Buddha) được ông John dịch sang tiếng Hy Lạp, tác phẩm rất được phổ biến ở các nước Trung Đông thời bấy giờ. Theo ông Rashid al-Dìn, một nhà sử học sống vào thế kỷ 13, ghi nhận rằng có ít nhất mười một bộ Kinh Phật được chuyển ngữ và lưu hành rộng khắp trên đất nước Ba Tư vào thời đó, trong số này có kinh Vô Lượng Thọ (Sukhavati- Vyuha sutra) và kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanda-vyuha) được ghi nhận còn hiện hữu cho tới ngày nay. Gần đây, người ta còn tìm thấy thêm một số Kinh như Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ kinh (Anguttara Nikaya) và Thọ Ký Di Lặc kinh (MaitreyaVyakarana).[5]

Mặc dù nền văn hóa của Iran và Ả Rập được xem là có ảnh hưởng qua một số mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một bản dịch tiếng Ba Tư, Ả Rập hay ngôn ngữ Trung Đông nào khác. Sự ảnh hưởng của Phật giáo trên nền văn học Ba Tư mà hiện tại chúng ta thấy qua những tác phẩm của những nhà sử học, địa lý học và đặc biệt là nhân học chỉ là những từ ngữ Phật giáo như al Budd (Đức Phật), al Budasf (Bồ tát), v.v... Trong văn chương của Ba Tư, đặc biệt ở phía Đông Ba Tư, thường miêu tả những hình ảnh và biến cố của PG từ những ngôi chùa ở vùng Merv và Balkh. Về kiến thức nghi lễ của Phật giáo có liên hệ với một bảo tháp ở Balkh được thuật lại bởi nhà sử học Ba Tư Ibn al-Faqih vào thế kỷ 10 và sử gia người Syria, ông Yaqut, vào thế kỷ 13. Về mặt hiểu biết Phật giáo của người Ba Tư còn rất thô thiển và hạn chế, vì nó phải lệ thuộc vào sự thịnh suy của Phật giáo tại các nước Trung Á và Afghanistan, mặt khác, sự tàn lụi của Phật giáo tại Ấn Độ theo sau cuộc tấn công khốc liệt của đội quân Hồi giáo, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển Phật giáo của các quốc gia lân cận.[6]

Phật giáo tại Iran được ghi nhận là phát triển và phổ biến trong hai thời kỳ, thứ nhất là đầu thế kỷ thứ 3 kéo dài đến thế kỷ thứ 7 khi gặp sự tấn công của phong trào Hồi giáo; thứ hai, Phật giáo lại một lần nữa được phục hưng bởi sự chinh phục Ba Tư của người Mông Cổ vào đầu thế kỷ 13.

Về con đường truyền bá Phật giáo vào Iran có thể là gắn liền với hai hướng như sau: Thứ nhất, con đường truyền giáo được khởi xướng vào triều đại của vua A Dục. Sử liệu ghi nhận rằng nhiều tăng sĩ đã được phái đến truyền pháp tại thành phố Bactria và Gandhara thuộc Afghanistan, nhờ vậy mà Phật giáo đã phát triển tại xứ sở này và cuối cùng tràn qua Khurasan, (một thành phố nằm về phía Đông Bắc của Iran ngày nay). Thứ hai, Phật giáo được truyền vào Iran qua ngã đường tơ lụa (silk route), con đường này nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông và Tây Ấn, do các nhà buôn người Ấn khai phá để nối kết với các quốc gia có mối liên hệ về thương mại. Các nhánh mà con đường tơ lụa đi qua là Batria và Gandhara để đi tới vùng Địa Trung Hải và các nhà buôn PG đã có cơ hội để gieo rắc hạt giống Bồ Đề vào các nơi này. Sử liệu cũng ghi nhận rằng vào đầu thế kỷ thứ 2 trước CN, các nhà buôn Ấn thường dừng chân tại vịnh Ba Tư và Ả Rập, điều này giải thích tại sao các địa danh trong vùng này mang dấu vết của ngôn ngữ Ấn, như but hay hind (Ấn Độ) và bahàr, chữ Sanskrit là vihàra (tu viện Phật giáo).

Mặc dù Hỏa giáo (Zoroastrianism) là một đạo có ưu thế tại Iran, nhưng Phật giáo vẫn được truyền nhập và phổ biến, điều này được chứng minh bởi tiền đồng Phật giáo của Peroz, con trai của vua Ardahir I (226-41 sau CN), một người theo đạo Phật và Hỏa giáo. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 3 cũng có một vài chứng cứ về việc Phật giáo gặp phải sự kháng cự của nhà cầm quyền. Ông Kartir, một vị tu sĩ uy tín của đạo Thờ Lửa, ghi lại trên bia đá rằng Phật giáo và một số tôn giáo khác tại vương quốc Sassanid đã bị đàn áp. Al-Bìrùnì, một sử gia Ba Tư ở vào thế kỷ 11 cũng khẳng định rằng Phật giáo đã bị áp lực trong thời kỳ này trước lúc Đạo Hồi (một tôn giáo lớn do nhà tiên tri Muhammad (570-632) sáng lập tại nước Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 trước CN) truyền đến Iran.

Bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của Phật giáo tại Iran ngày nay rất mỏng manh, hầu như không còn gì cả. Các hang đá nhân tạo rất công phu ở Chehelkhaneh và Haidari gần vịnh Ba Tư được xem như là những tu viện Phật giáo, được tạo dựng theo kiến trúc của Ấn Độ và Trung Á. Rủi thay, không có một bằng chứng rõ ràng nào còn tồn tại để xác minh sử liệu này. Truyền thuyết của Ba Tư kể rằng, trong hai thế kỷ thứ 8 và 9, tại Ba Tư có một hoàng tộc theo Phật giáo rất hùng mạnh mang tên là Barmakid ở thủ phủ Balkh. Nhiều tác giả người Ả Rập cũng thừa nhận điều này như là một đề tài truyền khẩu. Hoàng tộc này đã xây dựng và trông nom nhiều Tu viện Phật giáo Nawbahàr nằm rải rác ở đông bắc Iran. Không may thay, Hoàng tộc này đã bị sụp đổ theo sau cuộc thương thuyết bất thành với triều đình Abbasid đặt tại Baghdad. Sau đó, dường như hệ thống tu viện Nawbahàr đã bị tịch thu trước thời điểm Hồi giáo xâm lăng đến vùng này, vì khi người Hồi giáo đến thì hình bóng của Phật giáo không còn thấy ở đó nữa. Tiếp theo đó, những ngôi Tu viện Phật giáo Nawbahàr được chuyển sang làm thánh đường của Hồi giáo.[7]

Thời kỳ Phật giáo được xem là phát triển tại Iran là vào đầu thế kỷ 13 khi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162-1227) xâm lăng đất nước này vào năm 1218. Vị vua Mông Cổ này và các quần thần của ông đều là Phật tử, nên các vị là những nhà bảo hộ cho Phật giáo tại Ba Tư cho đến khi vua Ghazan Khan đổi theo Đạo Hồi vào năm 1295. Trong thời gian còn ủng hộ Phật giáo, các vua Mông Cổ đã có những dự án xây dựng chùa chiền một cách rất quy mô tại vương quốc Maragheh, (nằm phía đông bắc Iran) và nhiều nơi khác, nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ theo lệnh của vua Ghazan, tiếp đó những ngôi chùa đã bị phá hủy hoặc chuyển qua làm Thánh đường Hồi giáo. Rất có thể những bằng chứng trong thời kỳ này có hai hang động nhân tạo ở Chehelkhaneh và Haidari, cả hai nơi đều ở gần cố đô Mông Cổ Maragheh. Cả hai hang động rất nổi tiếng này đã được các họa sĩ vẽ lại bằng tranh màu nước để trang trí trong những thánh đường Hồi giáo. Những nỗ lực sau này của vua Mông Cổ Uldjaitu (1305-16) bỏ Đạo Hồi và trở về với Phật giáo để phục hưng lại Phật giáo ở Ba Tư, nhưng tiếc thay, Phật giáo đã biến mất tại xứ sở này vào hậu bán thế kỷ 14.

Ngày nay, hình ảnh của Phật giáo tại Iran, còn chăng chỉ là những lá cờ được trang hoàng trên những ngôi tháp ở tại thành phố Kavkaz, mà người ta tin rằng nó có thể là những ảnh hưởng còn sót lại của người Mông Cổ trên xứ sở Trung Đông này.[8]

Phật giáo được truyền đến Việt Nam cách nay khoảng 2000 năm,do nhà sư người Ấn Độ là Mahajivaka (Ma Ha Kỳ Vực) truyền bá đạo Phật vào Việt Nam năm 188 trước Công Nguyên. Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo du nhập vào Việt Nam tại thời điểm trước sau công lịch xê dịch một, hai thế kỉ. Đây cũng là lúc mà văn minh Trung Hoa phát huy ảnh hưởng tại các quốc gia lân cận theo cách thức vừa cưỡng bức vừa tự giác. Vì vậy, tuy có thể được coi là xứ sở tiếp nhận Phật giáo sớm hơn, là nguồn cung cấp tu sĩ và kinh sách đầu tiên cho Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại chịu một sự truyền giáo ngược khi các văn bản kinh sách bằng chữ Hán được truyền vào từ Trung Hoa. Việt Nam, cũng như các nước lân bang, khó tránh khỏi ảnh hưởng về văn hóa và truyền thống tôn giáo đó.

Thiền Uyển Tập Anh ghi nhận cuộc đàm luận giữa thiền sư Thông Biện và Thái Hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan) (khi bà hỏi về nguồn gốc Đạo Phật Việt Nam vào dịp các cao tăng trong nước tập hợp tại chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc - Hà Nội) vào ngày rằm tháng 2 năm 1096) Thông Biện dẫn chứng lời pháp sư Đàm Thiên (542-607 TL) đối thoại với Tùy Cao Đế (541-604): "Một phương Giao Châu, đường sang Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông (Trung Hoa) chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 40 người, dịch kinh được 15 quyển, vì nó có trước vậy, vào lúc ấy thì đã có Khâu Đà La, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó".

Việt Nam cũng đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh với ngoại bang và nội chiến. Hệ quả tất yếu là hầu hết các công trình kiến trúc đặc sắc nói chung, và Phật giáo nói riêng, bị huỷ hoại phần lớn. Chưa kể ngay cả trong thời bình các phù điêu tượng khắc hay nghệ thuật cổ Phật giáo Việt Nam cũng đã bị thất thoát ra nước ngoài. Hiện tại các vùng còn lại những di chỉ quan trọng là:

Đạo Phật được truyền sang bán đảo Triều Tiên khoảng cuối thế kỷ thứ 4 (năm 372). Do lịch sử phát triển đặc thù, tại đây có mặt đủ các tông phái lớn Thượng tọa bộ, Đại thừa (kể cả Thiền tông) và Mật tông. Các di tích ở đây rất nhiều nhưng cũng bị tàn phá do chiến tranh hay do sự cấm đoán hoạt động như là dưới triều Joseon (1395-1910). Hơn nữa từ đầu thế kỷ 20 ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, do chính sách tiêu diệt tôn giáo, các công trình Phật giáo ở nơi này đã hoàn toàn bị hủy hoại. Nam Hàn ngày nay có khoảng 20% dân theo Phật giáo và có đến hàng chục ngàn chùa chiền. Do đó, rất khó để liệt kê hay đánh giá hết các công trình quan trọng ra. Ở đây chỉ hạn chế vài kiến trúc Phật giáo tiêu biểu.

Nhiều người tin là Phật giáo đã truyền tới Thái Lan trong thời gian vua Asoka ở Ấn Độ đưa người đi truyền giáo vào thế kỷ thứ 3 TCN. Một cách chắc chắn thì Phật giáo và Ấn Độ giáo đã đến đây qua các ngõ giao thương đường biển hay qua các nước lân bang như Miến Điện và Campuchia vào thế kỷ thứ 6. Các di tích ở đây rất nhiều, nhưng đa số được xây sau thế kỉ 14. Những công trình hay trung tâm có giá trị lịch sử lớn bao gồm:

Một số thuyết cho rằng đạo Phật đã du nhập vào xứ Campuchia vào thế kỉ thứ 3 TCN. Tuy nhiên, có thể đạo Phật đã du nhập cùng lúc với đạo Bà La Môn qua việc mở rộng giao thương với Ấn Độ sớm nhất là vào thế kỷ thứ 1 TCN. Nhưng lúc đó, trong suốt thời gian dài của vương quốc Phù Nam, đạo Bà La Môn đã hưng thịnh hơn đạo Phật. Đến thế kỷ 12, vua Jayavarman II đã cho xây dựng ngôi đền Hindu khổng lồ Angkor để thờ thần Vishnu. Đền này mở rộng thành Angkor Wat. Nhưng đến triều vua Jayavarman VII, trị vì từ 1181 đến 1215, Phật giáo đã gần như thay thế hoàn toàn vai trò của Ấn Độ giáo, Angkor Wat chuyển sang thờ Phật và vua Jayavarman VII đã xây nhiều đền thờ Phật khác trong thành Angkor Thom (ở gần Angkor Wat) mà nổi tiếng nhất đền Bayon.

Angkor Thom là một công trình Phật giáo lớn nhất ở Campuchia được xây vào cuối thế kỷ 12, nay thuộc về tỉnh Siem Reap. Nó có đặc điểm là chịu rất nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Bà La Môn. Thành có hào nước bao bọc rộng 100 mét cặp theo bốn vách tường cao 8 mét làm thành một khu vực hình vuông mỗi cạnh khoảng 3 km theo các hướng chính. Các cổng lớn được trổ ngay trung điểm của các bức tường cho các hướng Tây, Nam và Bắc có các cầu bắc qua. Riêng hướng Đông có hai cổng vào. Các đường dẫn tới cổng vào có các dãy 54 hình tượng bằng đá.

Đạo Phật chính thức du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6. Hai trung tâm Phật giáo tại đây là cố đô Nara, Kyoto, và Tokyo

Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.

Chữ Dharma mà Đức Phật trình bày hàm chứa một ý nghĩa hoàn toàn khác biệt. Đức Phật thực sự đã loại bỏ hẳn yajna và cả yaga, không xem các thứ ấy là nền móng của tôn giáo. Thay vì sử dụng karma, hay nghi lễ, để làm nòng cốt cho Dharma, thì Đức Phật lại đem thay vào đó vai trò của đạo đức. Chữ dharma mang các ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau tùy theo trường hợp thuộc giáo lý của Đức Phật hay thuộc quan niệm của các vị thầy Bà-la-môn.

Nhân vật lỗi lạc đó, tại Trung Hoa, trong môi trường Phật giáo đang phát triển rầm rộ nhưng đa phức đó là Đại sư Trí Khải (538-597), một nhà tư tưởng đã hệ thống hóa toàn bộ giáo pháp của Đức Phật, môt triết gia Phật giáo vĩ đại ngang hàng với Long Thọ bên Thiên Trúc với triết thuyết Tam đế đặc biệt của ngài.

Trong khoảng trên, Phù Nam là một vương quốc giàu mạnh ở vùng Đông Nam Á, và cũng là một nhà nước Ấn Độ hóa đầu tiên và quan trọng nhất ở vùng này. Về mặt tôn giáo, đầu tiên nước Phù Nam theo đạo Bà la môn về sau theo đạo Phật. Thế kỷ V, VI là giai đoạn thịnh đạt của đạo Phật, Phù Nam bấy giờ giữ vai trò trung tâm chuyển dịch lớn của Phật giáo về phía Đông.

Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là người được vua Lê Đại Hành kính trọng vào bậc nhất trong số các vị thiền sư lúc bấy giờ, vua thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư. Không những thế, vua Lê Đại Hành đã đặt hết niềm tin ở thiền sư Pháp Thuận khi đem việc văn thư giao phó cho Sư”, đặc biệt là vua Lê Đại Hành đã tham vấn nhà sư về vận nước, nghĩa là vấn đề sinh tử, tồn vong của triều đại (triều Tiền Lê).

Khuông Việt là một trong những Thiền sư tiêu biểu nhất trong kỷ nguyên đầu độc lập của dân tộc. Trong mối quan hệ với triều Đinh, Tiền Lê, Thiền sư Khuông Việt luôn nhất quán mục tiêu hạnh phúc cho nhân dân, lợi ích cho dân tộc lên hàng đầu. Ông không nhưng là một vị cao tăng đắc đạo mà còn là một nhà chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao khôn khéo, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông thật xứng đáng với danh hiệu Khuông Việt (phò tá nước Việt) mà vua Đinh Tiên Hoàng đã ban tặng.

Thiền sư Đạo Hạnh là một danh sư đời Lý, có công lớn đối với triều đình. Công đức của ngài được ghi lại nhiều trong Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử lược, Ðại Việt sử ký toàn thư, An Nam chí lược v.v...

Trong tiến trình phát triển của loài người, Ấn Độ được biết đến không chỉ là một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại, mà đó còn là nơi xuất của phật giáo, là tư tưởng, triết lý về thế giới quan, nhân sinh quan trong thế giới cổ đại Ấn Độ. Tư tưởng, triết lý ra đời từ mấy nghìn năm trước đó đến nay vẫn còn có ảnh hưởng sâu rộng ở các dân tộc Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần với tinh thần tùy tục, tùy duyên, hòa quang đồng trần, cư trần lạc đạo, nhập thế hành đạo nên đã sản sinh ra những thiền sư luôn luôn hướng về cuộc sống, hoà nhập với cuộc đời. Điều này còn cắt nghĩa tại sao ở ta thời nào cũng có những vị thiền sư tận tuỵ hy sinh cho đất nước, cho dân tộc và nhiều ngôi chùa lại thờ các vị anh hùng cứu nước, anh hùng văn hóa.

Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, văn bia chùa trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 70 bia, trong đó, chỉ riêng Thành phố Huế và vùng phụ cận có đến 55 bia. Nếu tính theo diện tích tự nhiên thì Thành phố Huế là nơi tập trung nhiều nhất những ngôi chùa, đồng thời cũng là nơi tạo và giữ văn bia nhiều nhất.

Những sử liệu đã dẫn đủ để cho chúng ta kết luận được rằng các nhà sư Ấn Ðộ đã trực tiếp đến nước Việt Nam để truyền bá Phật Giáo và do đó trung tâm Phật Giáo tại Luy Lâu đã được thành lập, hiện nay còn nhiều di tích trong đó có chùa Dâu là một trong những trung tâm Phật Giáo rất quan trọng trong những thế kỷ đầu công.

Rhys Davids bắt đầu sự nghiệp của mình là một viên chức của Hoàng gia Anh làm việc tại các chính quyền thuộc địa ở trong vùng Nam Á. Tuy nhiên, khi khám phá ra kho tàng trí tuệ PG đang ẩn tàng phía sau những bộ kinh Pàli đồ sộ ở Tích Lan, ông đã quyết định chấm dứt con đường danh vọng của mình mà đi thẳng vào lĩnh vực học thuật và nghiên cứu ngôn ngữ Pàli.