Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Tại khoản 2 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về điều kiện được xem xét chuyển trường như sau:
Như vậy, sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa.
Tóm lại, sinh viên năm 1 không được chuyển trường.
Hiện nay không có quy định cụ thể về độ tuổi học đại học. Tuy nhiên có thể dựa vào độ tuổi học THPT để xác định độ tuổi của sinh viên năm 1,2,3,4 năm 2024 như sau:
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định về độ tuổi học THPT như sau:
Như vậy, thông thường học sinh học hết lớp 12 (17 tuổi được tính theo năm, trừ trường hợp học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định) sẽ dự thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Do đó sinh viên năm nhất thường sẽ là 18 tuổi (tính theo năm), năm 2 sẽ là 19 tuổi, năm 3 sẽ là 20 tuổi và năm 4 sẽ là 21 tuổi.
Do đó năm 2024, các sinh viên có độ tuổi như sau:
Lưu ý: Độ tuổi của sinh viên học đại học sẽ còn tùy thuộc vào trường hợp học vượt lớp hoặc kéo dài thời gian học do nhiều lý do khác nhau.
Sinh viên năm 1, 2, 3, 4 năm 2024 bao nhiêu tuổi, sinh năm bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tại khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa;
Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Sáng 2/6, tức ngày 15/4 âm lịch, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới chúc mừng chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ Phật đản năm 2023
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng gửi tới chư tôn giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước những lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành tựu viên mãn. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đánh giá cao sự tham gia, đóng góp tích cực về vật chất và tinh thần của Phật giáo trong phòng, chống đại dịch COVID-19, cùng cả nước củng cố, phát huy tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, với 3 lần tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Phật giáo thế giới và nâng cao vị thế, vai trò của Phật giáo Việt Nam, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân; bảo đảm các hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, đúng hiến chương và điều lệ của tôn giáo được Nhà nước công nhận; thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần nhập thế, lấy việc phục vụ chúng sinh, đại chúng, ích đạo, lợi đời, ích nước, lợi dân làm phương hướng tu hành; thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một. Các Hòa thượng, tăng ni và phật tử tích cực thực hiện tinh thần Từ bi, Vô ngã, Vị tha trong sự nghiệp cứu nước, giữ nước và giữ đạo để cùng toàn dân sống trong Ðộc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Thủ tướng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gương mẫu, thực hiện và động viên tăng ni, đồng bào Phật tử thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, chủ động tham gia và thực hiện có hiệu quả các hoạt động từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục hướng dẫn tăng ni, đồng bào Phật tử toàn quốc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Hiến chương của Giáo hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu đất nước ngày càng phồn vinh, hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ấm no, hạnh phúc./.